Giáo án Mỹ thuật lớp 8 bài 23
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 8
Giáo án Mỹ thuật lớp 8 bài 23: Vẽ trang trí - Tranh cổ động được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, thể loại, nội dung, công dụng và phương pháp trang trí một bức tranh cổ động.
2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình tượng, sắp xếp bố cục chặt chẽ, sử dụng màu sắc đúng với đặc điểm của thể loại tranh cổ động.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy tính sáng tạo, tưởng tượng. Cảm nhận được tác dụng của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh cổ động và bài của HS năm trước.
2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh cổ động và đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại cách vẽ tranh đề tài lao động?
3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Tranh cổ động là loại hình nghệ thuật rất quen thuộc trong cuộc sống. Nó có tác dụng rất thiết thực trong việc cổ động, động viên người dân thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh cổ động, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ trang trí: Tranh cổ động”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV cho HS xem một số tranh cổ động và yêu cầu HS nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa tranh cổ động và các loại tranh khác. - GV cho HS thảo luận tìm ra đặc điểm của tranh cổ động. - HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. - HS lắng nghe, ghi bài. | I. Quan sát – nhận xét. 1. Tranh cổ động là gì? - Tranh cổ động là loại tranh dùng để cổ động, tuyên truyền đường lối, chính sách của nhà nước, các hoạt động xã hội, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa. - Tranh cổ động thường được treo nơi công cộng nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người. 2. Đặc điểm của tranh cổ động. - Tranh cổ động thường có hình ảnh minh họa và chữ kèm theo. Bố cục thường là những mảng hình lớn, tập trung, dễ nhìn. Hình vẽ, màu sắc mang tính khái quát và tượng trưng cao. Chữ thường ngắn gọn, dễ thấy. |
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. - Nêu cách vẽ tranh cổ động? - HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. - HS lắng nghe, ghi bài. | II. Cách vẽ tranh cổ động. => Gồm 4 bước: - Lựa chọn nội dung, hình ảnh. - Sắp xếp bố cục (phân chia mảng hình, mảng chữ) -Vẽ phác mảng hình, kẻ chữ. - Vẽ chi tiết. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS cách vẽ.(Tiết 2 – Vẽ màu) - Nêu cách vẽ tranh cổ động (Tiết 2 – Vẽ màu)? - HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. - HS lắng nghe, ghi bài. | II. Cách vẽ tranh cổ động. - Lựa chọn màu sao cho phù hợp với nội dung và hình ảnh bài vẽ. VD: Màu đen cho sự chết choc, Màu vàng cho sự tốt đẹp, chúc mừng … Ngồi ra sử dụng màu sắc cũng để tạo ra sự nổi bật trọng tâm của bài vẽ. |
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV theo sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS làm bài. Gợi ý khi HS gặp khĩ khăn. - HS tập chung làm bài dưới sự hướng dẫn của GV. | III. Bài tập. - Vẽ tranh cổ động, nội dung tự chọn. |