Giáo án Mỹ thuật lớp 8 bài 29
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 8
Giáo án Mỹ thuật lớp 8 bài 29: Vẽ tranh - Minh họa truyện cổ tích được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh minh họa cho truyện cổ tích.
2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định nội dung và lựa chọn hình tượng phù hợp, sắp xếp bố cục chặt chẽ, nổi bật trọng tâm, sử dụng màu sắc hài hòa có tình cảm.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, có ý thức trong việc giữ gìn kho tàng truyện cổ tích của nhân loại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: -Một số tranh ảnh mẫu, bài vẽ của HS năm trước.
2. Học sinh:- Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh minh họa, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước vẽ bài tập vẽ dáng người?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Thế giới cổ tích luôn cực kỳ hấp dẫn và lôi cuốn mọi tầng lớp trong xã hội, nó gắn liền với cuộc sống của chúng ta và để lại biết bao điều hay và bao điều cần học tập. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh minh họa truyện cổ tích, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS | NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài. - GV cho HS kể tên một số truyện cổ tích mà mình biết, yêu cầu HS nêu nhận xét của mình về truyện có tranh và không có tranh minh họa. - HS quan sát, trả lời. - GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. - HS lắng nghe, ghi bài. | I. Tìm và chọn nội dung đề tài. - Tranh minh họa làm cho người đọc hình dung đầy đủ hơn về nội dung, tính cách nhân vật, không gian, thời gian, trang phục … của câu truyện. Hình ảnh, màu sắc, đường nét trong tranh minh họa thường mang tính cách điệu, tượng trưng cao và giàu chất trang trí. - Các truyện cổ tích như: Tấm cám, Sơn tinh –Thủy tinh, Cây tre trăm đốt, Ai mua hành tơi, Sự tích trầu cau, Sự tích hồ ba bể, Sọ dừa, Ăn khế trả vàng … |
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS cách vẽ tranh minh họa truyện cổ tích. - Nêu các bước vẽ tranh minh họa truyện cổ tích? - HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. - HS lắng nghe, ghi bài. | II. Cách vẽ tranh minh họa truyện cổ tích: => Gồm 4 bước: - Tìm hiểu kĩ nội dung câu truyện. - Chọn nội dung chính, điển hình của câu truyện. - Tìm và vẽ hình. - Vẽ màu cho phù hợp. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV theo sát nhắc nhở động viên HS làm bài, gợi ý thêm nếu HS gặp khĩ khăn. - HS tập chung làm bài. | III. Bài tập. - Vẽ từ 2 đến 3 tranh minh họa cho một truyện cổ tích mà em thích. |