Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Mỹ thuật lớp 8 bài 5

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 8

Giáo án Mỹ thuật lớp 8 bài 5: Thường thức mỹ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lê được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của một số công trình mỹ thuật thời Lê.

2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao khả năng phân tích và cảm nhận tác phẩm.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Lê.

3. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, vấn đáp, luyện tập.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Tiết 2 các em đã học và tìm hiểu khái quát về MT thời Lê, để hiểu sâu sắc hơn về các tác phẩm MT giai đoạn này chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc.

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về Chùa Keo (Thái Bình)

- GV cho HS quan sát ảnh chụp về chùa Keo và gác chuông,phân tích trên tranh ảnh làm nổi bật về đặc điểm, quy mô, cách sắp xếp các công trình kiến trúc của chùa Keo. Yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về công trình này.

- HS quan sát ảnh chụp về chùa Keo và gác chuông, nêu những hiểu biết của mình về chùa Keo và gác chuông.

- GV tổng kết ý kiến và nhấn mạnh về sự thanh thoát của hình dáng chung và các tầng mái là tiêu biểu của gác chuông chùa Keo.

HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí.

*Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc. (Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay – Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh)

- GV cho HS xem ảnh chụp về pho tượng. Yêu cầu HS nêu nhận xét của mình về pho tượng.

- GV gợi ý cho HS phân tích giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của pho tượng và tập trung phân tích về hình dáng, cách sắp xếp các chi tiết để HS thấy được sự tài tình của các nghệ nhân xưa.

- HS xem ảnh chụp về pho tượng và nêu nhận xét của mình về pho tượng.

- GV nhận xét chốt ý chính và cho HS ghi bài

- HS tập chung ghi bài

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc trang trí (Hình Rồng trên bia đá).

- GV cho HS quan sát tranh ảnh về hình tượng con Rồng.

- Cho HS nhắc lại những đặc điểm chính của con Rồng thời Lý, Trần. Qua đó hướng HS so sánh hình Rồng thời Lý, Trần với Rồng thời Lê.

- HS quan sát tranh và so sánh hình Rồng thời Lý, Trần với Rồng thời Lê.

- GV tóm lại và nhấn mạnh một số đặc điểm tiêu biểu của hình Rồng thời Lê và cho HS ghi bài.

- HS ghi bài

I. Kiến trúc.

* Chùa Keo (Thái Bình)

- Được xây dựng từ thời Lý, sau đó được tu sửa lớn vào thế kỷ XVII. Chùa Keo gồm 154 gian (hiện còn 128 gian) được xây dựng nối tiếp nhau: có Khu tam bảo thờ Phật, khu điện thờ Thánh và cuối cùng là gác chuông.

- Chùa cao 12m gồm 4 tầng có mái cong theo từng lớp, cao dần và trên cùng là gác chuông.

- Đây là công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu, chính xác về kết cấu, đẹp về hình dáng, xứng đáng là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam.

II. Điêu khắc và chạm khắc trang trí.

1. Điêu khắc tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

* Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh)

- Tượng được tạc vào năm 1656, toàn bộ pho tượng cao 3.7m riêng người cao 2m gồm 2 phần: thân tượng và bệ tượng.

- Tượng được diễn tả ngồi xếp bằng với 42 tay lớn và 952 tay nhỏ. Các cánh tay lớn đưa lên như đóa sen nở, các cánh tay nhỏ tạo thành những vòng hào quang. Toàn bộ pho tượng là một thể thống nhất trông rất thuận mắt, mang vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa.

2. Hình Rồng trên các bia đá.

- Hình Rồng thời Lê xuất hiện nhiều trên các bia đá và chủ yếu là chạm nổi, hình Rồng nằm cạnh các họa tiết như: Sóng nước, hoa lá…Rồng thời Lê trông dáng vẻ mạnh mẽ, có sự kế thừa hình Rồng thời Lý, Trần cùng với sự ảnh hưởng của Rồng nước ngồi (Trung Quốc).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm