Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 8: Vui chơi lành mạnh
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 8
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 8: Vui chơi lành mạnh là mẫu giáo án điện tử lớp 3 trọn bộ dành cho quý thầy cô cùng tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp bài giảng của thầy cô phong phú và dễ hiểu hơn. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 7: Cử chỉ đẹp
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Bài 8: VUI CHƠI LÀNH MẠNH
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư.
2. Học sinh có kĩ năng:
- Lựa chọn những trò chơi lành mạnh, tránh những trò chơi bạo lực, nguy hiểm, phá hoại môi trường thiên nhiên.
- Biết cách chơi đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền người khác và giữ gìn đồ chơi.
- Hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè.
3. Học sinh chủ động chọn trò chơi lành mạnh khi vui chơi ở khu dân cư.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách HS.
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIÊT DẠY:
TG | Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến vui chơi (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Vui chơi ở trường (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1). Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Vui chơi lành mạnh”. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Trò chơi nguy hiểm”, SHS trang 31; 32; 33. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV kết luận theo câu hỏi gợi ý sau: - Các bạn trong truyện chơi trò chơi gì? (SHS tr.33) (Các bạn trong truyện chơi đánh trận giả.) - Vì sao đang chơi, các bạn phải dừng lại? (SHS tr.33) (Đang chơi, các bạn phải dừng lại vì Hùng bị kiếm của bạn đâm vào mặt.) - Em có nhận xét gì về trò chơi của các bạn? (Trò chơi của các bạn rất nguy hiểm.) Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 38. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (7’) * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 34 - 37. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo từng tranh (chú ý nói thêm ysu cầu đúng lúc, đúng chỗ với những trò chơi lành mạnh): - Tranh 1: Bơi ở ao, hồ, sông rất nguy hiểm (có thể bị thương do vật sắc dưới lòng ao, hồ, sông, có thể bị chết đuối khi bơi vào vùng nước sâu,…). - Tranh 2: Chơi cầu lông giúp cho cơ thể khỏe mạnh. - Tranh 3: Xếp hình là trò chơi giúp cho ta vui, rèn tính kiên nhẫn, rèn tư duy thông minh. - Tranh 4: Trèo cây như vậy có thể ngã dẫn tới bị thương, có thể làm gãy cành,… - Tranh 5: Thả diều giúp ta thư giãn, cơ thể khỏe mạnh. - Tranh 6: Rồng rắn lên mây là trò chơi vui, đông người tham gia không gây nguy hiểm. - Tranh 7: Game bạo lực là trò chơi gây căng thẳng thần kinh, gây nghiện,.. ảnh hưởng đến sức khoẻ, nếp sinh hoạt và học tập hàng ngày. - Tranh 8: Chơi bài cùng bạn giúp ta vui, thư giãn nhưng chơi bài sau giờ tan học là không đúng lúc. Đặc biệt, chơi bài ăn tiền là học sinh không được phép. Bước 3: GV HS nhắc lại ý 1 và rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 38. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4: Nhận xét hành vi (5’) * Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục nhận biết và thực hiện các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư đồng thời rèn ý thức giữ gìn đồ chơi, hoà đồng khi cùng chơi với bạn bè. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 38. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo từng trường hợp: a) Việc làm của Bống và Bi giúp cho đồ chơi được giữ gìn và dễ tìm khi muốn chơi. b) Cách chơi như Nhi sẽ làm cho đồ chơi chóng hỏng và gây sợ hãi khi liên tưởng búp bê với con người. c) Linh làm như vậy thì sẽ không có được cảm giác vui khi chơi đồ chơi cùng bạn bè,… d) Nam rủ các bạn chơi đá bóng ở sân khu tập thể vào buổi trưa như vậy sẽ làm cho mọi người ở khu tập thể bị ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa, sự yên tĩnh, … Bước 3: GV yêu cầu HS nhắc lại ý 2 của lời khuyên và hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 38. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5: Trao đổi, thực hành (8’) * Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục nhận biết và thực hiện các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư và ý thức hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 3, SHS trang 38. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống: a) Nếu là Long, ta nên bảo bạn đi chơi trước, học bài xong mình mới đi chơi. b) Nếu là Nga, ta nên rủ em bé cùng chơi. Hoạt động 6: Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Nhắc HS xem lại các bài đã học trong chương trình để chuẩn bị cho tiết tổng kết. |