Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 4 - Bài 6: Trò chuyện với bạn bè

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 4 - Bài 6

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 4 - Bài 6: Trò chuyện với bạn bè là mẫu giáo án điện tử lớp 4 hay dành cho quý thầy cô tham khảo, từ đó soạn bài giảng nếp sống văn minh thanh lịch lớp 4 dễ dàng và hiệu quả hơn, tạo ra các tiết học sinh hoạt sôi động và bổ ích cho các em học sinh. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH

Bài 6: TRÒ CHUYỆN VỚI BẠN BÈ

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh nhận thấy nên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè để bày tỏ sự quan tâm, yêu quý và tin tưởng bạn.

2. Học sinh có kĩ năng:

  • Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn.
  • Trò chuyện đúng lúc, không làm phiền khi bạn đang bận học hoặc đang bận việc.

3. Học sinh có thái độ chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Tranh minh hoạ trong sách HS.
  • Đồ dùng bày tỏ ý kiến (Mặt xanh, mặt đỏ), sắm vai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

8’

8’

8’

2’

1. Giới thiệu bài

2.Nhận xét hành vi

3. Bày tỏ ý kiến

4. Trao đổi, thực hành

5. Tổng kết bài

- GV giới thiệu về bài học, ghi tên bài “Trò chuyện với bạn bè”.

- GV tổ chức cho HS đọc truyện.

Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi

Yêu cầu HS báo cáo kết quả

+ Vì sao Huyền ngồi một mình buồn bã trong lớp?

+ Chi đã nói với Huyền như thế nào?

+ Nhận xét thái độ, cử chỉ của Chi khi trò chuyện với Huyền?

+ Tìm những câu nói của Chi để động viên bạn?

+ Sau khi nghe Chi kể chuyện nhà mình, Huyền đã có tâm trạng như thế nào?

+ Câu chuyện giúp hiểu được điều gì?

GV chốt và ghi bảng

- GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

- GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1.

Yêu cầu HS thảo luận nhóm các tình huống.

GV chốt và mở rộng.

- Tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2.

Yêu cầu HS bày tỏ ý tán thành hay không tán thành.

GV kết luận:

Qua các ý kiến trên em rút ra được điều gì?

-Tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3.

- Yêu cầu học sinh đóng vai theo nội dung bài tập 3

- GV nhận xét, động viên HS khuyến khích HS tự tin, nói to, rõ ràng, từ tốn, ngữ điệu, cử chỉ phù hợp với câu nói và hoàn cảnh

- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên

- Dặn HS chuẩn bị bài 7 “Giao tiếp với người lạ”.

HS ghi bài

- HS đọc truyện: Đôi bạn

- - HS thảo luận

HS trình bày kết quả.

- Vì nhà Huyền bị lạc mất con mèo

- Sao cậu không ra sân chơi? Cậu bị đau ở đâu à? Cậu có chuyện gì vậy?

- Chi đã ân cần hỏi thăm, động viên khi thấy bạn gặp chuyện không vui, Chi đã kể chuyện của bản thân để làm yên lòng bạn.

- Cậu đừng lo. Cậu yên tâm đi. Thôi đừng buồn nữa

- Huyền đã có tâm trạng vui vẻ hơn

- HS rút ra ý 1 (Nên chia sẻ nỗi buồn cùng bạn), ý 2 của lời khuyên, SHS trang 23.

HS đọc

- HS nêu những điều mình đã chia sẻ với bạn hoặc được bạn chia sẻ.

- HS đọc yêu cầu bài 1

- HS thảo luận nhóm các tình huống.

HS trình bày kết quả.

HS lắng nghe

- HS nêu yêu cầu BT 2

- HS bày tỏ ý (Tán thành - Mặt đỏ; Không tán thành- mặt xanh)

- Những tình huống tán thành là: b, d.

- Những tình huống không tán thành là: a, c, e.

HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 23.

- 2 HS đọc yêu cầu

- HS sắm vai

- HS trình bày kết quả.

- HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 4 môn khác

    Xem thêm