Giáo án Ngữ văn 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
Giáo án Ngữ văn 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
A. Mục tiêu:
Giúp HS: Biết phát hiện, phân tích và sửa chữa các lỗi về lập luận.
B. Phương pháp - phương tiện:
1. Phương pháp:Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm…
2. Phương tiện:
GV: Giáo án.
HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.
C. Tiến trình bài dạy:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG BÀI HỌC | GHI CHÚ |
HĐ1: Hd HS lchữa lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm. TT1: GV gọi HS đọc bài tập 1a, GV yêu cầu HS phát hiện, phân tích, chữa lỗi. HS làm việc theo nhóm, trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét chung, chốt: TT2: GV yêu cầu HS đọc bt 1b, phát hiện lỗi và đề xuất cách chữa lỗi. HS làm việc theo nhóm. GV yêu cầu trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt: TT3: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1c, phát hiện lỗi và đề xuất cách chữa lỗi HS tiếp tục làm việc theo nhóm. GV yêu cầu trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt: HĐ2: Hd HS chữa lõi liên quan đến việc nêu luận cứ TT1: GV yêu cầu HS đọc bt 1a – sgk, phát hiện và chữa lỗi HS làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án TT2: GV yêu cầu HS đọc bt 1b – sgk, phát hiện và chữa lỗi HS tiếp tục làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án TT3: GV yêu cầu HS đọc bt 1c – sgk, phát hiện và chữa lỗi HS tiếp tục làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án HĐ3: Hd HS chữa lỗi về cách thức lập luận TT1: GV yêu cầu HS đọc bt 1a – sgk, phát hiện và chữa lỗi HS làm việc theo nhóm nhỏ, trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án TT2: GV yêu cầu HS đọc bt 1b – sgk, phát hiện và chữa lỗi HS làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án TT3: GV yêu cầu HS đọc bt 1c – sgk, phát hiện và chữa lỗi HS làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án HĐ4: Củng cố: GV gọi HS rút ra kết luận cần tránh những lỗi nào khi viết văn nghị luận? HS trả lời GV nhận xét, tổng kết bài học. | I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm 1. Bài tập 1 - sgk a. Phân tích lỗi: - Luận điểm chưa rõ ràng - Nội dung trùng lặp - Không phát triển ý Chữa lỗi: *Gợi ý: sửa luận điểm: “Bao trùm lên toàn bộ bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến là không gian lặng lẽ và mọi vật nhỏ bé đến bất ngờ”. b. Phân tích lỗi: - Diễn đạt rườm rà, luẩn quẩn, không nhấn mạnh được câu chủ đề nêu luận điểm của đoạn văn. Chữa lỗi: *Gợi ý: sửa luận điểm: “Người làm trai thời xưa luôn mang bên mình món nợ công danh”. c. Phân tích lỗi: - Luận điểm không logic với luận cứ Chữa lỗi: * Gợi ý: sửa luận điểm: “Văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân ta được đúc kết từ xưa đến nay”. II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ 1. Bài tập 1 - sgk a. Phân tích lỗi: - Dẫn chứng sai. - Lí lẽ phân tích sai. Chữa lỗi: * Gợi ý: sửa dẫn chứng: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu” b. Phân tích lỗi: - Luận cứ thiếu chính xác “Đất nước sau hai thế kỉ… hoàn toàn” - Dẫn chứng “Hai Bà Trưng” chưa đáp ứng luận điểm “anh hùng hào kiệt thời nào cũng có” - Dùng thừa cụm từ “chúng ta thấy” Chữa lỗi: *Gợi ý: thêm dẫn chứng cho phù hợp với luận điểm. c. Phân tích lỗi: Luận cứ thiếu logic, không theo trật tự thời gian. Chữa lỗi: *Gợi ý: sửa luận cứ cho đúng với trật tự thời gian: Ngô Quyền – Trần Hưng Đạo – Lê Lợi – Nguyễn Huệ. III. Lỗi về cách thức lập luận 1. Bài tập 1 - sgk a. Phân tích lỗi: - Luận cứ không phù hợp với luận điểm: + Luận điểm có hai ý: vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ + Luận cứ đề cập đến bi kịch của người phụ nữ - Luận cứ chưa chính xác: Nguyễn Khuyến chưa đề cập đến người phụ nữ trong thơ của mình. Chữa lỗi: *Gợi ý: sửa luận cứ: +Thay Nguyễn Khuyến bằng Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều... + Thay từ bi kịch thành nội dung này. b. Phân tích lỗi: - Luận cứ chỉ triển khai một khía cạnh (cái đói) trong luận điểm Chữa lỗi: *Gợi ý: sửa luận điểm: “Nam Cao đề cập nhiều về miếng ăn và cái đói khi viết về đề tài nông thôn”. c. Phân tích lối: - Trích dẫn luận cứ sai kiến thức (dẫn Đỗ Phủ khi bàn về thơ ca trung đại Việt Nam) không phù hợp với luận điểm Chữa lỗi: *Gợi ý: bỏ câu “Chính vì thế....thơ ca trung đại Việt Nam”, đưa thêm một số dẫn chứng để chứng minh cho “đề tài gợi cảm hứng cho nhiều thi nhân”. |
Dặn dò:
* Bài cũ: Tìm một số vd khác và sửa lỗi để rút kinh nghiệm cho bản thân khi tiến hành viết văn nghị luận.
* Bài mới:
- Đọc ghi nhớ sgk nắm chắc các lỗi thường gặp khi viết văn để chuẩn bị cho tiết học bám sát tiếp theo.
- Soạn bài «Ai đã đặt tên cho dòng sông?»
- Đọc kĩ phần tiểu dẫn để nắm tg, tp.
- Đọc văn bản.
- Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
- Sưu tầm một số bài thơ, bài hát về sông Hương.