Giáo án Ngữ văn 12: Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12: Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 12: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

A. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận (biết sử dụng giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận).
  • Rèn luyện kĩ năng diễn đạt để viết bài văn nghị luận một cách linh hoạt, sáng tạo.

B. Phương pháp - phương tiện:

1. Phương pháp: Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm…

2. Phương tiện:

  • GV: Giáo án.
  • HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài cũ: Khi sử dụng từ ngữ và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận cần lưu ý những điểm nào?

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GHI CHÚ

HĐ1: Hd HS Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

TT1: GV yêu cầu HS đọc mục III.1 – sgk và nêu câu hỏi a, b, c

HS phân tích, trao đổi nhóm nhỏ, đại diện nhóm trả lời

GV nhận xét, khẳng định lại

TT2: GV yêu cầu HS đọc mục III.2 – sgk và trả lời các câu hỏi, b ở bt.

HS trao đổi nhóm, phân tích, trả lời

GV nhận xét, chốt

TT3: GV yêu cầu HS: Từ những phân tích trên hãy xác định đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn bn nghị luận?

HS suy nghĩ, khái quát, phát biểu

GV nhận xét chung, chốt:

HĐ2: HdHS luyện tập

TT1: GV yêu cầu HS đọc đoạn văn 1 – sgk, làm việc theo yêu cầu của bt.

HS phân tích, làm việc cá nhân

GV chỉ định HS trình bày, GV nhận xét, định hướng lại:

TT2: GV hd HS làm bt2 ở nhà

GV lưu ý HS xác định những luận điểm cần thiết trong từng đề cụ thể.

III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

1. Phân tích ví dụ 1 – sgk

a. – Đối tượng và nội dung cụ thể của hai đoạn văn khác nhau:

Đoạn 1: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

Đoạn 2: Nhận xét giá trị tư tưởng của Hàn Mặc Tử.

- Giọng điệu 2 đoạn:

+ Giống: hùng hồn, trang trọng, có ý nghĩa khẳng định.

+ Khác: Đoạn 1: giọng điệu căm thù.

Đoạn 2: giọng điệu trân trọng.

b. Cơ sở của sự khác biệt:

- Quan hệ của người viết với đối tượng, nội dung nghị luận.

Đoạn 1: Kẻ thù.

Đoạn 2: Đồng nghiệp.

- Mục đích nghị luận:

Đoạn 1: Luận chiến chính trị.

Đoạn 2: Trao đổi học thuật.

c. Cách dùng câu khác nhau:

Đoạn 1: Chú trọng lặp mô hình câu.

Đoạn 2: Kết hợp câu cảm thán, câu tường thuật, tạo sự đối thoại, cởi mở.

2. Phân tích ví dụ 2 – sgk

a. – Đoạn 1 dùng câu khẳng định, cảm thán, cầu khiến, kết hợp câu ngắn, dài một cách hợp lí → tạo được giọng điệu hô hào, thúc giục, hùng hồn.

- Đoạn 2 sử dụng câu có nhiều chủ ngữ, vị ngữ, nhiều từ ngữ gợi cảm → tạo được giọng điệu tâm tình, giàu cảm xúc.

b. Cơ sở của sự khác biệt:

Đoạn 1: Nhiệt huyết kêu gọi quốc dân đồng bào.

Đoạn 2: Tình cảm ngưỡng mộ đối với tài thơ.

⇒ Giọng điệu trong văn nghị luận nhìn chung là trang trọng và nghiêm túc. Tùy từng văn cảnh cần kết hợp nhiều giọn điệu để phù hợp với nội dung.

* Luyện tập

Bài tập 1 – sgk

a. Từ ngữ chuẩn mực, trang trọng

- Câu văn mạch lạc, tường minh.

- Giọng điệu hùng hồn, khẳng định.

b. Từ ngữ đối lập, dùng lối chơi chữ.

- Kiểu câu đăng đối, gần với lối văn biền ngữ.

- Giọng điệu cởi mở, hóm hỉnh.

c. Từ ngữ tương phản

- Cấu trúc nếu... thì, phép lặp mô hình câu.

- Giọng điệu phóng túng, luận thuyết.

Dặn dò:

Bài cũ:

  • Nắm yêu cầu về sự lựa chọn giọng điệu hù hợp khi diễn đạt trong văn nghị luận.
  • Làm bt2 phần luyện tập ở sgk.

Bài mới: Soạn bài «Nhìn về vốn văn hóa dân tộc»

  • Đọc văn bản.
  • Xác định các luận điểm chủ yếu trong văn bản.
  • Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Đánh giá bài viết
1 1.316
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm