Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Học kì 1
Giáo án Ngữ Văn lớp 6
Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Học kì 1 bao gồm toàn bộ các bài soạn trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 học kì 1 cho các thầy cô tham khảo, chuẩn bị bài giảng trên lớp đạt kết quả cao. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.
Tuần 1 – Bài 1
Tiết 1 – Hướng dẫn đọc thêm – Văn bản
CON RỒNG, CHÁU TIÊN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyện truyền thuyết)
I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, HS cần:
1- Kiến thức:
- HS biết khái niệm thể loại truyền thuyết.
- HS biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- HS thấy được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước và trong 1 tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- HS hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên;
- HS hiểu được cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kỹ năng:
- HS đọc diễn cảm, đọc – hiểu được 1 văn bản truyền thuyết.
- HS nhận ra được những sự việc chính của truyện.
- HS nhận ra được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ:
- HS tự hào về nguồn gốc, trí tuệ dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
- Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: tranh ảnh liên quan đến bài học
2. Học sinh: Sách ngữ văn 6 tập 1, vở viết, bài soạn theo câu hỏi sgk.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: hoạt động nhóm, thị phạm, luyện tập – thực hành, giảng bình, thuyết trình
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh
* Vào bài mới:
- Em biết gì về nguồn gốc dân tộc VN ta?
- HS chia sẻ.
- GV giới thiệu bài.
Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Mặc cho thời gian đằng đẵng/Không gian mênh mông, vượt qua những lựa lọc khắt khe của lịch sử, người Việt xưa và nay vẫn luôn tự hào kể về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của mình. Ngược thời gian, về với ngày xửa ngày xưa, cô trò chúng ta cùng khám phá vẻ đẹp của truyền thuyết CRCT để cảm nhận và tự hào về cội nguồn dân tộc.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV – HS | Nội dung |
HĐ 1: Tìm hiểu truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. - PP: thị phạm, vấn đáp, Hđ nhóm, giảng bình - KT: đặt câu hỏi, TL nhóm, động não ? Cần đọc vb với giọng điệu ntn? (rõ ràng, truyền cảm, phân biệt lời kể và lời nói các nhân vật) - HS đọc - > nx -> GV nx, chỉnh sửa. ? Qua phần đọc và tìm hiểu văn bản, em hãy tóm tắt truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”? HS tóm tắt, HS nx, GV nx. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu và giải nghĩa một số từ khó như: Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh, thủy cung… ? Qua tìm hiểu vb, cho biết vb này thuộc thể loại gì? ? Em biết gì về thể loại truyện truyền thuyết? | A. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” I. Đọc và tìm hiểu chung: 1. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích: * Đọc. * Tóm tắt: Lạc Long Quân nòi rồng và Âu Cơ dòng Tiên gặp nhau và nên duyên vợ chồng. Âu Cơ mang thai và sinh ra 1 bọc trăm trứng nở ra 100 người con trai hồng hào khoẻ manh. Lạc Long Quân không thể sống lâu trên cạn nên đành từ biệt vợ mang theo 50 người con xuống biển, 50 người con còn lại theo mẹ lên non. Người con cả được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. * Chú thích: (sgk) 2. Tìm hiểu chung văn bản: - Thể loại: truyện truyền thuyết Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sự thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể . |
? Em thấy văn bản này có những phương thức biểu đạt nào trong các ptbđ sau: tự sự (kể), miêu tả, biểu cảm? ? Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung từng phần ? | - Ptbđ: tự sự + miêu tả - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu à cung điện Long Trang: -> Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ +Phần 2: Tiếp theoà rồi chia tay nhau lên đường -> Chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ và cuộc chia tay, chia con. + Phần 3: Còn lại: Kết thúc truyện và ý nghĩa của nguồn gốc người Việt. |
- Chia lớp thành 2 nhóm: thảo luận 3p + Nhóm 1: tìm các chi tiết nói lên đặc điểm về nguồn gốc, ngoại hình, tài năng, công lao của nhân vật Lạc Long Quân + Nhóm 2: tìm các chi tiết nói lên đặc điểm về nguồn gốc, ngoại hình, tính cách của nhân vật Âu Cơ Đại diện nhóm báo cáo, HS nhận xét GV chốt bảng. ? Qua lời giới thiệu nhân vật, em có nhận xét gì về đặc điểm nguồn gốc, hình dáng, và tài năng của 2 nhân vật ? ? Những đặc điểm đó là chi tiết bình thường hay khác thường? ? Em nhận ra NT gì được sử dụng? ? Nxét về cách mở truyện, gthiệu n.vật? GV giảng: sử dụng h/a tưởng tượng kì ảo là yếu tố NT đc dùng phổ biến trong nhiều thể loại truyện dân gian, trong đó có truyền thuyết. ? Nhờ đó, em có cảm nhận ntn về 2 nv LLQ và Âu Cơ? | 2) Phân tích: a. Mở truyện: Giới thiệu nhân vật LLQ và ÂC + NT: sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo, thủ pháp liệt kê, lời văn ngắn gọn. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều có nguồn gốc là thần tiên kì lạ, phi thường. |
Tham khảo chi tiết bộ nội dung Giáo án tại file tải về.
Các em học sinh tham khảo:
- Giáo án trọn bộ Toán 6
- Giáo án Số học lớp 6 - Học kì 1
- Giáo án Ngữ văn lớp 6 trọn bộ
- Giáo án Sinh học lớp 6 trọn bộ
- Giáo án Lịch sử lớp 6 trọn bộ
- Giáo án Địa lý lớp 6 trọn bộ
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo Giáo án môn Toán 6, giáo án môn Văn 6, Giáo án môn Sinh lớp 6,....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.