Giáo án Sinh học lớp 6 trọn bộ
Giáo án Sinh học lớp 6 trọn bộ
Giáo án Sinh học lớp 6 trọn bộ được VnDoc sưu tầm, chọn lọc là tài liệu tham khảo hữu ích đối với quá trình xây dựng bài giảng cho các thầy cô giúp nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như giúp các em học sinh hiểu rõ hơn mục đích, nhiệm vụ, các kỹ năng cần đạt được hoàn thành tốt bộ môn Sinh học lớp 6.
Giáo án Sinh học 6 bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống
Giáo án Sinh học 6 bài Có phải tất cả thực vật đều có hoa không?
Tiết 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
- Phân biệt vật sống và vật không sống.
- Học sinh nắm được một số VD để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng.
- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.
- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
- Rèn kĩ năng so sánh, kĩ năng tư duy tích cực, sáng tạo.
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh ảnh về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK, bảng phụ...
- Tranh phóng to về quang cảnh tự nhiên có 1 số động vật và thực vật khác nhau, tranh vẽ đại diện 4 nhóm sinh vật chính (hình 2.1 SGK); bảng phụ (PHT- tr 7,9).
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
Hoạt động nhóm, quan sát tìm tòi, nghiên cứu.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
- Làm quen với học sinh.
- Chia nhóm học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Mở đầu như SGK.
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống
Mục tiêu: HS nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
* GV cho học sinh kể tên một số; cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, con, đồ vật đại diện để quan sát. * GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm (4 người hay 2 người) theo câu hỏi. - Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống? - Cái bàn có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không? - Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước? * GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời. * GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống. * GV yêu cầu HS rút ra kết luận. | * HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế. - Chọn đại diện: con gà, cây đậu, cái bàn. - Trong nhóm cử 1 người ghi lại những ý kiến trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm. * HS thấy được con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn cái bàn không thay đổi. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Sau đó các nhóm rút ra kết luận và ghi nhớ. |
Kết luận:
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống
Mục tiêu: HS thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
* GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề của cột 2 và cột 6 và 7. * GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ sau đó gọi học sinh hoàn thành. * GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời, GV nhận xét. * GV hỏi qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống? | * HS quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7. * HS hoàn thành bảng SGK trang 6 vào PHT và vở bài tập. - 1 HS lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của GV, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. * HS ghi tiếp các VD khác vào bảng. |
Kết luận:
- Đặc điểm của cơ thể sống là:
+ Trao đổi chất với môi trường.
+ Lớn lên và sinh sản.
Hoạt động 3: Sinh vật trong tự nhiên
Mục tiêu: HS nắm được giới sinh vật đa dạng, sống ở nhiều nơi và có liên quan đến đời sống con người.
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV: yêu cầu HS làm bài tập mục trang 7 SGK. - Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...) - Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì? | * HS hoàn thành bảng thống kê trang 7 GSK (ghi tiếp 1 số cây, con khác). - Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét. - Trao đổi trong nhóm để rút ra kết luận: sinh vật đa dạng. |