Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Sinh học 7 bài Tôm sông

GIÁO ÁN SINH HỌC 7 bài Tôm Sông

Giáo án Sinh học 7 bài Tôm sông giúp học sinh ghi nhớ được nội dung cần chú trọng trong bài học. Giáo án điện tử Sinh học 7 bài Tôm sông này bao gồm các nội dung như vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác, ngoài ra còn giải thích được các đặc điểm khác đặc trưng của loài tôm.

Giải bài tập trang 76 SGK Sinh lớp 7: Tôm sông

Giáo án Sinh học 7 bài Thực hành mổ và quan sát tôm sông

Giáo án Sinh học 7 bài Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác

Bài 22: TÔM SÔNG

I. MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

  • Biết được vì sao tôm được xếp vào ngành Chân khớp, lớp Giáp xác.
  • Giải thích được cấu tạo ngoài và một phần cấu tạo trong của tôm sông thích nghi với đời sống trong nước.
  • Trình bày được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.

2. Kĩ năng:

  • Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích.
  • Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Tranh Cấu tạo ngoài của tôm.
  • Bảng phụ Chức năng chính các phần phụ của tôm
  • Mẫu vật: Tôm sông.

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Đọc bài trước ở nhà.
  • Kẻ bảng Chức năng chính các phần phụ của tôm
  • Mỗi nhóm 1 con tôm sông.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

  • Phương pháp trực quan
  • Phương pháp dùng lời
  • Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1. Nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm. Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

Yêu cầu: Đặc điểm chung của ngành Thân mềm: Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa.

Xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì chúng có đặc điểm cấu tạo chung như đã nêu.

2.2. Nêu ý nghĩa thực tiễn của Thân mềm có ở địa phương em.

Yêu cầu:

  • Lợi ích: Làm thực phẩm cho người, nguyên liệu xuất khẩu, làm thức ăn cho động vật, làm sạch môi trường nước, làm đồ trang trí, trang sức.
  • Tác hại: Là vật trung gian truyền bệnh, ăn hại cây trồng.

3. Bài mới: TÔM SÔNG

3.1: Mở bài

3.2: Hoạt động chính:

Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển

Mục tiêu:

  • Nắm được đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước.
  • Xác định được vị trí, chức năng của các phần phụ của tôm.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm