Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học 7: Bài thực hành 5: Chỉnh sửa trang tính của em

Giáo án Tin học 7: Bài thực hành 5

Giáo án Tin học 7: Bài thực hành 5: Chỉnh sửa trang tính của em được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 7 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 7 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI THỰC HÀNH 5: CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu rõ sự thay đổi địa chỉ ô tính trong công thức khi chèn thêm hoặc xóa cột.

2. Kĩ năng:

  • Thực hiện được các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng.
  • Thực hiện được thao tác chèn thêm, xóa hàng, cột.
  • Thực hiện được các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu, công thức.

3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức vươn lên, tích học tập, tự giác rèn luyện, tự giác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

7A1:……………………………………………………………………………

7A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Thực hiện các bước sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (18’) Củng cố lý thuyết bài tập 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.

+ GV: Củng cố lý thuyết trước khi vào thực hiện bài tập 1.

+ GV: Yêu cầu HS chèn thêm cột trống vào trước cột D (vật lý)

+ GV: Quan sát quá trình thực hiện của các em HS.

+ GV: Yêu cầu một HS lên bảng thực hiện thao tác trên.

+ GV: Cho các bạn khác quan sát và nhận xét các bước thực hiện của bạn mình.

+ GV: Củng cố các thao tác cho các em thực hiện còn yếu.

+ GV: Yêu cầu HS chèn thêm các hàng trống và thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng để có trang tính tương tự như trên hình 48a.

+ GV: Củng cố các thao tác cho các em thực hiện còn yếu.

+ GV: Trong các ô của cột G (Điểm trung bình) có công thức tính điểm trung bình của HS. Hãy kiểm tra công thức trong các ô đó để biết sau khi chèn thêm một cột, công thức có còn đúng không? Điều chỉnh lại công thức cho đúng.

+ GV: Yêu cầu một số HS nhận xét nội dung trên.

+ GV: Cho HS thực hiện các thao tác đã nêu.

+ GV: Quan sát các thao tác của các em thực hiện.

+ HS: Thực hiện ôn tập nội lý thuyết theo yêu cầu của GV đưa ra.

+ HS: Chọn cột vật lý (cột D) vào Insert → Column.

+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV đưa ra.

+ HS: Một HS lên bảng thực hiện thao tác chèn thêm cột.

+ HS: Chú ý quan sát nhận xét các bước thực hiện của bạn mình, bổ xung nếu thiếu sót.

+ HS: Các HS tự rèn luyện các thao tác còn chưa tốt.

+ HS: Chọn hàng 1 Insert → Row.

- Chọn hàng 3 Insert → Row.

- Điều chỉnh lại cột và hàng.

+ HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV đưa ra.

+ HS: Các HS tự rèn luyện các thao tác còn chưa tốt.

+ HS: Sau khi thêm một cột, công thức trong các ô của cột G đã thay đổi nhưng kết quả vẫn như cũ.

Công thức cũ ở ô G5 là:

=average(C5,D5,E5,F5)

Công thức mới ở ô H5 sau khi đã chèn thêm một cột (ví dụ chèn thêm 1 cột trước cột D) là:

=average(C5,E5,F5,G5).

Kết quả điểm trung bình sau khi chèn thêm một cột vẫn như cũ.

- Chọn cột vừa chèn thêm và vào Edit → Delete.

1. Bài tập 1: Củng cố lý thuyết bài tập 1.

Điều chỉnh độ rộng, độ cao của hàng. Chèn thêm hàng và cột, sao chép và di chuyển dữ liệu

Hoạt động 2: (17’) Tìm hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức.

+ GV: Đưa ra các yêu cầu thực hiện cho HS.

+ GV: Di chuyển dữ liệu trong cột D tạm thời sang một cột khác và xoá cột D. Sử dụng hàm thích hợp để tính điểm trung bình ba môn học của bạn đầu tiên trong ô F5 và sao chép công thức để tính điểm trung bình của các bạn còn lại.

+ GV: Chèn thêm cột mới vào ngay cột C (Toán) và sao chép dữ liệu từ cột lưu tạm thời vào cột mới đuợc chèn thêm. Kiểm tra công thức trong cột điểm trung bình có còn đúng không? Rút ra kết luận thêm về ưu điểm của việc sử dụng hàm thay vì sử dụng công thức.

+ GV: Yêu cầu các em nhận xét kết quả đạt được (kiểm tra công thức).

+ GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về ưu điểm của việc sử dụng hàm.

+ GV: Chèn thêm một cột mới vào trước cột Điểm trung bình và nhập dữ liệu để có trang tính mới. Kiểm tra tính đúng đắn của công thức trong cột tính điểm trung hình và chỉnh sửa công thức cho phù hợp. hãy rút ra kết luận khi nào chèn thêm cột mới, công thức vẫn đúng.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Thực hiện các yêu cầu theo sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Chọn cột D vào nút lệnh Cut. chọn cột H vào nút lệnh Paste.

Ô F5 có công thức: =AVERAGE(C5:E5) công thức này đã tự điều chỉnh lại cho đúng. Kết quả là 7,7 chứ không phải là 7,8 như trước.

+ HS: Thực hiện các thao tác đã được học để sao chép dữ liệu vào cột C theo yêu cầu đưa ra.

Tiến hành kiểm tra công thức trong cột đó như thế nào.

Quan sát và rút ra kết luận.

+ HS: Công thức trong cột Điểm trung bình vẫn đúng.

+ HS: Rút ra ưu điểm việc sử dụng hàm so với sử dụng cộng thức.

+ HS: Thực hiện chèn thêm cột trước cột Điểm trung bình nhập dữ liệu với bộ môn công nghệ.

Kiểm tra tính đúng đắn của cột Điểm trung bình công thức còn đúng không.

Rút ra kết luận về việc chèn thêm cột mới, công thức vẫn đúng.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.

2. Bài tập 2: Tìm hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức

4. Củng cố: (3’)

  • Củng cố các thao tác các em còn yếu khi thực hiện trong bài.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem trước nội dung của bài tập tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

............................................................................................................................................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án tin học 7

    Xem thêm