Giáo án Tin học 8: Ôn tập học kì 2
Giáo án Tin học 8
Giáo án Tin học 8: Ôn tập học kì 2 có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.
Tuần 33
Tiết: 67
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức đã được học trong học kì II.
2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã được học áp dụng giải các bài tập.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:……………………………………………………………………………
8A2:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: (43’) Ôn tập nội dung phần lý thuyết. | ||
+ GV: Hệ thống kiến thức cho HS trong học kì II. + GV: Ôn tập các bài lí thuyết cho HS theo hệ thống kiến thức sau: - Bài 7: Câu lệnh lặp. 1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần. 2. Các lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh. - Cấu trúc lặp; - Câu lệnh lặp. 3. Ví dụ về câu lệnh lặp. - Cú pháp câu lệnh lặp với số lần biết trước. - Cách thực hiện câu lệnh. 4. Tỉnh tổng và tích bằng câu lệnh lặp. 5. Bài tập vận dụng. - Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước. 1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước. 2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước. 3. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước. 4. Lặp vô hạn lần – Lỗi lập trình cần tránh. 5. Bài tập vận dụng. - Bài 9: Làm việc với dãy số. 1. Dãy số và biến mảng. 2. Ví dụ về biến mảng. 3. Ví dụ về biến mảng. 4. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số. * Phần mềm học tập: - Quan sát hình không gian với phần mềm YenKa. 1. Giới thiệu phần mềm Yenka. 2. Giới thiệu màn hình làm việc chính của phần mềm. 3. Tạo hình không gian. + GV: Hướng dẫn nội dung chính. | + HS: Ôn tập theo hướng dẫn của GV đưa ra. + HS: Ôn tập theo hệ thống lí thuyết của GV đã hướng dẫn. + HS: Ôn lại nội dung bài 7 gồm: + HS: Câu lệnh lặp có dạng: for <biến đếm>:=<giá trị đầu to <giá trị cuối> do <câu lệnh>; - Trong đó, for, to, do là các từ khóa, biến đếm là kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên. - Câu lệnh lặp sẽ thực hiện câu lệnh nhiều lần, mỗi lần là một vòng lặp. Số vòng lặp là biết trước và bằng: giá trị cuối – giá trị đầu + 1. + HS: Luyện tập các bài tập vận dụng theo đề cương của GV. + HS: Ôn tập lại hệ thống kiến thức bài 8 như sau: + HS: Cú pháp: While <điều kiện> do <câu lệnh>; - Trong đó: + Điều kiện: Thường là một phép so sánh; + Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép. + Câu lệnh lặp này thực hiện như sau: 1. Kiểm tra điều kiện. 2. Nếu điều Sai, câu lệnh bỏ qua, vòng lặp kết thúc, nếu điều kiện Đúng thực hiện câu lệnh và quay lại 1. + HS: Luyện tập các bài tập vận dụng theo đề cương của GV. + HS: Ôn lại nội dung bài 9 gồm: Cú pháp: Tên mảng: array[<chỉ số đầu> .. <chỉ số cuối>] of <kiểu dữ liệu>; - Trong đó chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên thỏa mãn chỉ số đầu chỉ số cuối. - Kiểu dữ liệu có thể là kiểu số nguyên hoặc kiểu số thực. - Số phần tử trong mảng – chỉ số cuối – chỉ số đầu + 1. - Cách nhập xuất dữ liệu kiểu mảng. + HS: Ôn lại các kiến thức về phần mềm học tập bao gồm: + HS: Ứng dụng của phần mềm. + HS: Nhận biết được các thành phần trên màn hình làm việc. + HS: Cách tạo hình không gian. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe. | ÔN TẬP - Bài 7: Câu lệnh lặp. 1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần. 2. Các lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh. - Cấu trúc lặp; - Câu lệnh lặp. 3. Ví dụ về câu lệnh lặp. - Cú pháp câu lệnh lặp với số lần biết trước. - Cách thực hiện câu lệnh. 4. Tỉnh tổng và tích bằng câu lệnh lặp. - Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước. 1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước. 2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước. 3. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước. 4. Lặp vô hạn lần – Lỗi lập trình cần tránh. - Bài 9: Làm việc với dãy số. 1. Dãy số và biến mảng. 2. Ví dụ về biến mảng. 3. Ví dụ về biến mảng. 4. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số. * Phần mềm học tập: - Quan sát hình không gian với phần mềm YenKa. 1. Giới thiệu phần mềm Yenka. 2. Giới thiệu màn hình làm việc chính của phần mềm. 3. Tạo hình không gian. |
4. Củng cố:
- Củng cố trong nội dung bài ôn tập.
5. Dặn dò: (1’);
- Ôn lại nội dung bài, chuẩn bị cho phần ôn tập thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................