Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 66: Bề mặt lục địa

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 66: Bề mặt lục địa giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được VnDoc tổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.

2. Kĩ năng: Mô tả được bề mặt lục địa theo tranh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,… là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người (bộ phận).

* KNS:

  • Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên.
  • Các phương pháp: Làm việc nhóm, quan sát tranh, sơ đồ và đưa ra nhận xét. Trò chơi nhận biết các dạng địa hình trên bề mặt lục địa.

* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (12 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và trả lời theo các gợi ý sau:

- HS quan sát và trả lời.

+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.

+ Mô tả bề mặt lục địa.

Bước 2:

- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.

- HS trả lời trước lớp.

- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.

Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có chỗ dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước.

* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,… là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.

b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (9 phút)

* Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 1 tranh 128 trong SGK và trả lời theo các gợi ý sau:

- HS làm việc theo nhóm và trả lời theo các gợi ý.

+ Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ.

+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu?

+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ)

+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?

Bước 2:

- GV hỏi: Trong 3 hình (hình 2, 3, 4), hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ?

- HS dựa vào vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi.

c. Hoạt động 3: Làm vịêc cả lớp (7 phút)

* Mục tiêu: Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ.

- HS nêu tên một số con suối, sông, hồ ở địa phương.

Bước 2:

- GV yêu cầu HS trả lời.

- Vài HS trả lời kết hợp với tranh ảnh.

* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tự nhiên xã hội 3

    Xem thêm