Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Vật lí bài Thấu kính hội tụ

Giáo án bài "Thấu kính hội tụ"

Giáo án điện tử môn Vật lí lớp 9 mà hệ thống giáo án VnDoc.com giới thiệu dưới đây giúp học sinh nhận biết được thấu kính hội tụ, xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này, biết vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.... Thông qua cuốn giáo án điện tử soạn sẵn này, giáo viên sẽ giúp học sinh nắm được bài học nhanh chóng và tốt hơn.

Giáo án bài Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn

BÀI: THẤU KÍNH HỘI TỤ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nhận biết được thấu kính hội tụ.
  • Nêu được tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì.
  • Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
  • Xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này.

2. Kĩ năng:

  • Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.

3. Thái độ:

  • Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc.

II. Chuẩn bị

1. GV: - Như học sinh.

2. HS: - 1 TKHT có tiêu cự khoảng 12cm; 1 giá quang học; 1 màn hứng để quan sát đường truyền của ánh sáng; 1 nguồn sáng phát ra ba chùm tia sáng song song; 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong; 1 bình chứa nước sạch; 1 ca múc nước; 1 gỗ phẳng mền; 3 chiếc đinh ghim.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Trình bày khái niệm hiện tượng khúc xa ánh sáng?
  • Hãy nêu các kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi tia sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại?
Hoạt động của GVHoạt động của HSKiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
- Nghe nội dung GV đặt vấn đề. Có thể đề xuất phương án giải quyết vấn đề vào bài mới.- HS làm theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 2: Nhận biết đặc điểm của thấu kính hội tụ:

- GV nhắc lại kiến thức lớp 7 vế các loại chùm sáng đã học.

- Hướng dẫn hs tiến hành làm thí nghiệm.

- Hướng dẫn các em đặt dụng cụ thí nghiệm đúng vị trí?

- Cho hs trả lời câu hỏi C1?

- Thông báo về tia tới và tia ló.

- Cho hs trả lời C2?

- Y/c hs lên bảng xác định tia tới và tia ló trong hình vẽ.

- HS lắng nghe.

- Từng nhóm hs bố trí TN như hình 42 .2 SGK.

- Từng hs suy nghĩ và trả lời C1: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm tia hội tụ.

- Cá nhân đọc tia tới và tia ló trong SGK.

- Từng hs trả lời C2: Quan sát hình 42 SGK để trả lời.

I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ:

1. Thí nghiệm:

- Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm tia hội tụ.

Hoạt động 3: Nhận biết hình dạng của thấu kính hội tụ:

- Cho hs trả lời câu hỏi C3?

- Thông báo về chất liệu làm thấu kính hội tụ trong thực tế.

- Nhận biết dựa vào hình dạng và kí hiệu thấu kính hội tụ

- Từng hs trả lời C3: Phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa.

- Cá nhân đọc phần thông báo về thấu kính hội tụ như trong SGK.

2. Hình dạng của thấu kính hội tụ:

- Thấu kính hội tụ làm bằng vật liêu trong suốt. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm