Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 1

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.

Mở đầu

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Chị A mở cửa hàng kinh doanh tạp hoá ở phố H được ba năm. Mới đây, trên phố xuất hiện thêm một siêu thị và hai cửa hàng tạp hoá khác.

Theo em, chị A và các chủ cửa hàng tạp hóa khác phải làm thế nào để thu hút khách hàng, đảm bảo việc kinh doanh?

Bài làm

- Để thu hút khách hàng, chị A và chủ các cửa hàng tạp hóa khác, nên:

+ Đa dạng hóa các mặt hàng nhằm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.

+ Buôn bán các sản phẩm có chất lượng tốt, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhằm tạo uy tín và lòng tin của khách hàng đối với cửa hàng của mình.

+ Bán hàng với giá cả phù hợp.

+ Cải thiện chất lượng phục vụ thông qua một số tiện ích, như: chỗ đỗ xe thuận tiện; có thể thanh toán qua thẻ; thái độ phục vụ luôn niềm nở, nhã nhặn…

+ Có thể tổ chức một số chương trình khuyến mại, ví dụ: tri ân khách hàng nhân dịp kỉ niệm 5 năm mở cửa hàng; khuyến mại vào các dịp lễ, tết,…

1. Khái niệm cạnh tranh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Phố B nổi tiếng đông vui, sầm uất bởi có nhiều nhà hàng có các món ăn ngon Nơi đây thường xuyên diễn ra cuộc tranh đua quyết liệt trong việc thu hút thực khách giữa các nhà hàng. Các nhà hàng tìm cách tạo ra ưu thế với những món ăn có hương vị đặc biệt, hấp dẫn, giá cả hợp lí... Để có những ưu thế đó, các nhà hàng phải giành giật những điều kiện thuận lợi như: thuê được đầu bếp giỏi có được nguồn cung cấp nguyên liệu ngon, tìm được những gia vị độc đáo,...

(1) Theo em, các nhà hàng kinh doanh ẩm thực trên phố B đã sử dụng những cách thức gì để tranh đua thu hút khách hàng? Điều đó mang lại lợi ích gì cho các nhà hàng?

(2) Em hãy nêu ví dụ về sự tranh đua giữa các chủ thể cùng kinh doanh mặt hàng khác trên thị trường.

Bài làm

(1) - Những cách thức mà các cửa hàng kinh doanh ẩm thực trên phố B sử dụng để thu hút khách hàng là:

+ Tạo ra những món ăn ngon, có hương vị đặc biệt, hấp dẫn, giá cả hợp lí,…

+ Thuê đầu bếp giỏi, có được nguồn cung cấp nguyên liệu ngon, tìm được những gia vị độc đáo....

- Điều đó dẫn đến kết quả là:

+ Cửa hàng nào làm tốt sẽ thu hút được nhiều thực khách, có nhiều lợi nhuận hơn, kinh doanh ổn định và phát triển.

+ Cửa hàng nào làm không tốt sẽ không thu hút được khách hàng, có ít lợi nhuận, có thể dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ và phải đóng cửa tiệm.

(2) - Ví dụ: tháng 9/2018, đã diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai nhãn hàng sữa Milo và Ovaltine thông qua chiến dịch quảng cáo: nếu như Milo chọn thông điệp “nhà vô địch làm từ Milo”; thì ngược lại, Ovaltine chọn thông điệp “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Không chỉ dừng lại ở tấm biển quảng cáo, trên trang mạng xã hội chính thức, nhãn hiệu Ovaltine tung loạt poster thể hiện rõ thông điệp trái ngược với Milo. Theo đó, Ovaltine nêu rõ: mặc con nhà người ta luôn mòn mỏi luyện tập và tranh đấu để giành ngôi vô địch, mẹ chỉ cần con nhà mình luôn sẵn sàng năng lượng để thoả sức làm điều con thích!

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Công ty H chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm áo sơ mi nữ. Hai tháng gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm mới của các công ty, tập đoàn may mặc có thương hệu trong và ngoài nước với kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, chất liệu vải đẹp, giá cũng hập dẫn hơn khiến doanh thu bán hàng của công ty H sụt giảm. Ban Giám đốc công ty phải nhanh chóng đưa ra các gỉai pháp tìm kiếm, thêm nguồn vải có họa tiết, chất liệu đặc biệt hơn, ứng dụng công nghệ mới trong việc hoàn thiện sản phẩm, đưa ra mức lương hấp dẫn tuyển dụng được nhà thiết kế có tay nghề cao,.. để nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới, thu hút khách hàng, chiếm lĩnh lại thị trường, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(1) Em có nhận xét gì về quyền kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong trường hợp trên?

(2) Em hãy nêu những lí do dẫn đến cạnh tranh trong kinh tế.

Bài làm

(1) - Các doanh nghiệp dệt may độc lập với nhau, được tự do kinh doanh, tự ra quyết định sản xuất kinh doanh.

- Khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, vì họ có sự khác biệt về các nguồn lực, như: vốn, công nghệ, trình độ quản lí, tây nghề người lao động,… do đó, sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá thành khác nhau.

(2) - Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh thường xuyên diễn ra do:

+ Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh khiến nguồn cung trên thị trường tăng lên làm cho các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh, tim cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường.

+ Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.

=> Như vậy, để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh các rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hóa thi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp ở mục 2, thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi:

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, để phát huy được lợi thế cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tập trung vào một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Trước hết tập trung vào những ngành có lợi thế sẵn có về tài nguyên, chi phí lao động rẻ, hàm lượng lao động cao, như nông sản, khoáng sản, dệt may, giày dép, chế biến sản phẩm gỗ, thủ công mĩ nghệ... Đây chính là giai đoạn tích luỹ vốn để chuẩn bị cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu trong các giai đoạn tiếp sau. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc nhằm chuyển dần cơ cấu xuất khẩu từ những ngành sử dụng nhiều lao động rẻ, tài nguyên sẵn có, sang những ngành công nghiệp chế biến có trình độ công nghệ khá, sử dụng nhiều lao động, như chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến thuỷ sản, lâm sản. Từng bước chuyển nhanh sang những ngành sử dụng lao động trình độ cao và công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các ngành hàng xuất khẩu, như đồ điện gia dụng, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy móc, cơ khí,...

(Doãn Công Khánh, Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, ngày 31-12-2016)

(1) Cạnh tranh đã thúc đẩy công ty H phải làm gì để tồn tại và phát triển?

(2) Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế và doanh nghiệp H được phân bổ như thế nào?

(3) Cạnh tranh đã giúp cho nhu cầu của khách hàng được thoả mãn như thế nào?

Bài làm

(1) - Để tồn tại và phát triển, công ty H đã tìm kiếm các giải pháp mới, như: tìm kiếm thêm nguồn vải có hoạ tiết, chất liệu đặc biệt hơn; ứng dụng công nghệ mới trong việc hoàn thiện sản phẩm; đưa ra mức lương hấp dẫn tuyển dụng được nhà thiết kế có tay nghề cao,... nhằm mục đích: nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới; thu hút khách hàng; chiếm lĩnh lại thị trưởng, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) - Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ theo thứ tự ưu tiên:

+ Giai đoạn đầu tập trung vào các ngành có lợi thế sẵn về tài nguyên, chi phí lao động rẻ, sử dụng nhiều lao động như: nông sản, khoáng sản, dệt may, giày dép,…

+ Giai đoạn sau: chuyển dần sang ngành công nghiệp chế biến, trình độ công nghệ cao hơn, vẫn sử dụng nhiều lao động; đồng thời, từng bước chuyển sang ngành sử dụng lao động có trình độ cao và công nghệ tiên tiến.

- Công ty H cũng phải: tìm kiếm thêm nguồn vải có hoạ tiết, chất liệu đặc biệt hơn; ứng dụng công nghệ mới trong việc hoàn thiện sản phẩm; đưa ra mức lương hấp dẫn tuyển dụng được nhà thiết kế có tay nghề cao,...

(3) - Mọi hoạt động cạnh tranh suy cho cùng là để bán được nhiều sản phẩm, nghĩa là được khách hàng quan tâm, ưa thích sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, cạnh tranh giúp cho nhu cầu của khách hàng ngày càng được thỏa mãn.

4. Cạnh tranh không lành mạnh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau và hộp thông tin để trả lời câu hỏi:

Công ty X mới thành lập, chuyên sản xuất đệm cao su nên sản phẩm của công ty chưa được nhiều người biết đến. Công ty mở kênh giới thiệu và quảng bá sản phẩm với khách hàng trên mạng xã hội, trong đó luôn đề cao sản phẩm đệm cao su của mình và so sánh, đánh giá thấp những sản phẩm đệm của các doanh nghiệp khác nhưng không có căn cứ rõ ràng như: đệm lò xo dễ bị gãy, đệm mút xốp nhẹ không có độ đàn hồi, mau bị xẹp, chóng hỏng,....

Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của công ty X và cho biết hành vi đó có ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp sản xuất đệm lò xo, đệm mút, người tiêu dùng và xã hội? Theo em, cần làm gỉ để hạn chế, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Bài làm

- Hành vi cạnh tranh của công ty X là không lành mạnh, điều này thể hiện ở việc: công ty X thường xuyên đề cao chất lượng sản phẩm đệm cao su của mình; so sánh mang tính vùi dập, đánh giá thấp và đưa ra những thông tin không rõ căn cứ về sản phẩm đệm của doanh nghiệp khác.

- Hành vi của công ty X có thể khiến khách hàng hiểu lầm, gây thiệt hại đến doanh số và tình hình kinh doanh cho các công ty sản xuất đệm lò xo, đệm mút xốp….

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Vì sao?

a. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hoá nào đó.

b. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.

c. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi cỏ kinh tế thị trường phát triển.

d. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.

Câu hỏi 2: Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những trường hợp sau:

a. Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp A luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cũng loại của doanh nghiệp khác, đang bán trên thị trường.

b. Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp Z quyết định bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn nhiều so với giá thị tường đề loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

c. Doanh nghiệp D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y — đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

d. Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm chăm sóc, ưu đãi khách hàng.

Câu hỏi 3: Em hãy cho biết cạnh tranh có vai trò như thế nào trong các trường hợp sau đây:

a. Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến nhất để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới.

b. Tập đoàn X tung ra thị trường sản phẩm điện thoại mới có tính năng nổi trội so với các sản phẩm cạnh tranh đang bán trên thị trường.

Câu hỏi 4: Giải đáp thắc mắc

a. Chị Y là công nhân làm việc tại công ty N. Công ty luôn đưa ra cơ chế khuyên khích các nhân viên cạnh tranh với nhau trong công việc như: thưởng theo số lượng và chất lượng sản phẩm của mỗi công nhân trong các xưởng sản xuất hay thưởng theo doanh số bán hàng của nhân viên ở phòng kinh doanh. Chị Y thấy băn khoăn vì cho rằng điều này dễ gây ra những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng xâu đến họat động của đoanh nghiệp.

Em hãy giải đáp băn khoăn của chị Y.

b. Từ khi lên làm trưởng phòng tổ chức ở công ty M, ông H đã nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với công ty để đề xuất mức lương, thưởng cao hơn hẳn cho những nhân viên có nhiêu đồng góp cho công ty M.

Theo em, vì sao công ty M cần có mức lương, thưởng cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty cao hơn so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh?

Vận dụng

Câu hỏi: Em hãy viết một kịch bản và cùng các bạn đóng vai phê phán một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Em rút ra bài học gì từ hành vi cạnh tranh này?

------------------------------------------

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 2

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
1 736
Sắp xếp theo

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm