Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 7

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 7: Đạo đức kinh doanh được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu để giải sgk Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết

Mở đầu

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Ngày 19 - 5 - 2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam gồm: Tạo giá trị cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.

Theo em, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện nhằm mục đích gì?

Bài làm

- Việc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện nhằm mục đích: điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh theo hướng tích cực; từ đó giúp nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, đồng thời tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế.

1. Quan niệm và biểu hiện của đạo đức kinh doanh

a. Quan niệm về đạo đức kinh doanh

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Mọi nhân viên trong ngân hàng A đều được phổ biến và yêu cầu chấp hành nghiêm chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Tuân thủ mọi quy trình, quy định trong công tác chuyên môn, quy định của pháp luật, cẩn trọng và tận tâm với công việc; Liêm chính, giữ chữ tín với đối tác và khách hàng, có ý thức bảo mật thông tin. Chăm chỉ, chuyên cần, chủ động, sáng tạo, thích ứng trong công việc;... Ngân hàng cũng lấy đó làm cơ sở để kiểm điểm, đánh giá kết quả phấn đầu của mỗi nhân viên.

(1) Theo em những chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh của nhân viên ngân hàng thể hiện những phẩm chất đạo đức cơ bản như thế nào?

(2) Những quy định này có tác dụng thế nào đối với các chủ thể trong kinh doanh?

Bài làm

(1) - Những phẩm chất đạo đức cơ bản thể hiện chuẩn mức đạo đức trong hoạt động kinh doanh của nhân viên ngân hàng là:

+ Tuân thủ mọi quy trình, quy định trong công tác chuyên môn, quy định của pháp luật, cẩn trọng và tận tâm với công việc;

+ Liêm chính, giữ chữ tín với đối tác và khách hàng, có ý thức bảo mật thông tin;

+ Chăm chỉ, chuyên cần, chủ động. sáng tạo, thích ứng trong công việc....

(2) - Những quy định này có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.

b. Biểu hiện của đạo đức kinh doanh

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Thông tin 1: Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa, công ty V luôn nỗ lực đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng với nhiều biện pháp như: trang bị công nghệ tiên tiến, xây dựng hệ thống khép kín, tự động hoá hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng gói sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... Vì vậy, đã nhiều năm qua, công ty luôn nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng tin tưởng bình chọn.

Thông tin 2: Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực đến sức khoẻ cơn người và môi tường tự nhiên. Vì vậy, công ty sản xuất xi măng X luôn xác định phát triển kinh doanh phải gắn lìên với bảo vệ mới trường, đảm bảo quyền lợi, sức khoẻ cho người lao động và cư dân địa phương. Công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỉ đồng để lắp đặt hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Những hành động thiết thực đó giúp công ty không những thành công trong sản xuất kính doanh, mà còn được chính quyền và nhân dân địa phương đánh gía là đơn vị đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần giúp công ty phát triển bền vững, an toàn và ổn định.

(1) Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thể nào qua hoạt động của công ty V và công ty X?

(2) Em hãy nêu những biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh mà em biết.

Bài làm

(1) - Biểu hiện đạo đức kinh doanh của công ty V là: nỗ lực cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng.

- Biểu hiện đạo đức kinh doanh của công ty X là: phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân tại địa phương.

(2) - Một số biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh là:

+ Giữ chữ tín trong kinh doanh, công bằng, liêm chính.

+ Tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội;

+ Tuân thủ pháp luật;

+ Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

+ Thực hiện đúng quy định của đơn vị, đảm bảo bí mật.

+ Tôn trọng con người, tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối thủ cạnh tranh.

+ Gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.

2. Vai trò của đạo đức kinh doanh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1: Chị Q là chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh áo dài, phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Một lần, nhận được thông tin của người khách nước ngoài không hài lòng về chất lượng áo mới may ở cửa hàng, dù trời đã tối muộn, chị vẫn đến ngay khách sạn, gặp gỡ vị khách để giải quyết vướng mắc. Sau khi được hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, lại biết chị Q chính là chủ cửa hàng, người khách nước ngoài rất cảm kích. Bà đã viết bài giới thiệu, quảng bá cửa hàng của chị Q với những lời khen ngợi về chất lượng sản phẩm và sự tận tâm phục vụ khách hàng. Nhờ đó, cửa hàng cửa chị Q trở thành một thương hiệu uy tín, ngày càng có đông du khách nước ngoài liên tham quan và mua áo dài, doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng ngày càng tăng.

Thông tin 2: Trong đại dịch COVID-19, nhiều công ty trong các khu công nghiệp đã thực hiện chính sách trợ cấp cho công nhân nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai, cho vay tiêu dùng không tính lãi... giúp hàng triệu gia đình công nhân vượt qua khó khăn, gắn bó với doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp bắt tay vào phục hồi sản xuất ngay sau khi dịch được kiểm soát.

Các hành vi kinh doanh có đạo đức của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp, thông tin trên đã mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, khách hàng, người lao động và xã hội?

Bài làm

- Trong trường hợp 1: Hành vi kinh doanh có đạo đức của chị Q đã:

+ Làm hài lòng khách hàng, giúp họ có trải nghiệm tốt về sản phẩm.

+ Giúp cho cơ sở kinh doanh áo dài của chị Q giữ vững được uy tín, thu hút thêm được một lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước, từ đó, giúp doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng ngày càng tăng.

+ Giúp công việc của người lao động (tạo cửa hàng của chị Q) sẽ được duy trì ổn định; bên cạnh đó, người lao động cũng có cơ hội được tăng lương hoặc cải thiện chế độ đãi ngộ (do hoạt động kinh doanh của cửa hàng có sự khởi sắc).

+ Giúp tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần cho xã hội; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

- Trong thông tin 2: Hành vi kinh doanh có đạo đức của nhiều công ty trong đại dịch Covid-19, đã:

+ Giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định và cải thiện cuộc sống; đồng thời, khi nhận được sự giúp đỡ của công ty trong thời điểm khó khăn, người lao động sẽ có tinh thần và động lực để trung thành, gắn bó lâu dài với công ty; cống hiến hết mình cho công việc.

+ Giúp cho doanh nghiệp duy trì được lực lượng lao động để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát; đồng thời giúp tăng uy tín của doanh nghiệp.

+ Góp phần tích cực trong việc giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, lan tỏa những điều tốt đẹp và khiến con người có thêm niềm tin vào tình người, vào lương tri và các giá trị xã hội khác.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh.

b. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

c. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm với doanh nghiệp.

d. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp sau là phù hợp hay vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh? Vì sao?

a. Công ty G đã sử dụng hãng nước ngoài kém chất lượng, dán tem hàng Việt Nam chất lượng cao để bán.

b. Cô X đã cung cấp thông tin bí mật về một công nghệ mới của công ty mình đang làm việc cho một đối tác để được nhận một khoản tiền.

c. Thấy các nguyên liệu để làm bánh kẹo đã quá hạn ghi trên bao bì, anh C đề nghị với Giám đốc xí nghiệp không sử dụng các nguyên liệu đó để sản xuất mặc dù hương vị vẫn thơm ngon, màu sắc vẫn hấp dẫn.

Câu hỏi 3: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp dưới đây:

a. Phát hiện ra có lỗi trong chi tiết ở động cơ, doanh nghiệp ô tô thông báo thu hồi lại sản phẩm và bồi thường thoả đáng cho khách hàng.

b. Siêu thị H luôn thực hiện nghiêm ngặt kiểm soát chất lượng, truy soát nguồn gốc xuất xứ các hàng hoá nhập vào siêu thị.

c. Doanh nghiệp T hướng đến mô hình “sản xuất xanh".

Vận dụng

Câu hỏi 1: Em hãy viết bài giới thiệu về một tấm gương đạo đức kinh doanh và nêu bài học rút ra tử tấm gương đó.

Câu hỏi 2: Em hãy viết bài bình luận ý nghĩa của câu "Một lần bất tín, vạn lần bất tin" trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn.

-----------------------------------

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 8

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 7: Đạo đức kinh doanh. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm