Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn soạn văn lớp 8

Hướng dẫn soạn văn lớp 8 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 8 có thêm kiến thức để hoàn thiện bài soạn của mình hoàn chỉnh hơn.

Hướng dẫn soạn văn lớp 8 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Hướng dẫn soạn văn 8: đưa ra những bước cơ bản để làm một bài soạn văn giúp các em hiểu bài hơn và không bỏ sót ý nào trong bài học.
  • Phần Bài soạn văn mẫu lớp 8: Cung cấp cho các em học sinh tài liệu bài soạn để các em tham khảo và có thêm kiến thức về bài học.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 8.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Hướng dẫn soạn văn lớp 8

  • Chương trình Ngữ văn 8 bao gồm: phần văn bản, ngữ pháp Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi chuyên mục sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng khác nhau để sử dụng Tiếng Việt.
  • Mỗi phần sẽ có những cách soạn văn tương ứng sao cho thật phù hợp và giúp các em hiểu bài dễ dàng hơn.
  • Để thực hiện tốt phần soạn văn này, chúng ta nên chia cách soạn theo từng phần trong chương trình Ngữ văn để việc soạn văn đạt hiểu quả tốt nhất.

1. Hướng dẫn soạn văn phần văn bản

Phần văn bản là các tác phẩm được chọn lọc của văn học Việt Nam và văn học nước ngoài mang những ý nghĩa, thông điệp nhất định gửi gắm vào đó để dạy dỗ chúng ta những bài học làm người nhất định. Sau khi học xong phần văn bản, các em cần nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời tự rút ra bài học cho bản thân mình. Từ tác phẩm văn học, giáo viên có thể ra những câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu biết của em về tác phẩm đó. Đối với tác phẩm văn học, các em nên thực hiện soạn văn theo các bước sau:

Bước 1: Đọc kĩ văn bản, phần tiểu dẫn về tác giả, các chú thích và nội dung, nghệ thuật của bài.

Bước 2: Chia văn bản thành bố cục mà em cho là hợp lí để tìm hiểu văn bản.

Bước 3: Đọc và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa đúng và đủ ý. mục này vô cùng quan trọng vì mục đích của những câu hỏi này là giúp học sinh hiểu đầy đủ và khái quát nhất về bài học. Do đó, các em cần biết chọn lọc ý trong bài để trả lời câu hỏi. Khi các em trả lời được tất cả những câu hỏi này có nghĩa là các em đã nắm được nội dung của bài.

Bước 4: Nêu ra bài học mà em học được sau khi tìm hiểu tác phẩm.

Bước 5: Ghi lại những câu hỏi mình không giải đáp được hoặc những thắc mắc liên quan đến bài để có thể trao đổi với thầy cô giáo.

Những bước ở trên tuy đơn giản nhưng đòi hỏi học sinh phải thực sự tìm hiểu về văn bản. Để đạt hiệu quả trong việc học tập môn Ngữ văn, các em cần tự biết rút ra bài học cho mình sau mỗi tác phẩm.

2. Hướng dẫn soạn phần ngữ pháp Tiếng Việt

Phần ngữ pháp Tiếng Việt bao gồm câu, dấu câu và cách sử dụng chúng; trật tự sắp xếp từ trong câu,… Sau mỗi bài học, chúng ta cần rút ra được những bài học để sử dụng câu, từ, dấu câu thật đúng; tránh tối đa các lỗi sai từ đó hoàn thiện vốn từ của mình. Mục này sẽ giúp ích rất nhiều cho kĩ năng làm văn của các em sau này. Các em nên soạn văn mục này theo các bước sau:

Bước 1: Đọc thật kĩ bài học cần soạn ngày hôm đó (nhất là mục khái niệm).

Bước 2: Tìm hiểu ví dụ và trả lời những câu hỏi của ví dụ. Sau khi tìm hiểu ví dụ, các em sẽ phần nào hiểu ra đặc trưng của bài đó.

Bước 3: Tiến hành làm bài tập. Các em dựa vào phần ví dụ vừa tìm hiểu để làm bài tập trong sách.

Bước 4: Ghi lại những bài khó hoặc những mục mà em chưa hiểu, thắc mắc.

Bước 5: Tự rút ra bài học cho bản thân sau khi soạn xong bài học.

3. Hướng dẫn soạn phần Tập làm văn

Trong chương trình Ngữ văn 8, các em sẽ được khái quát lại văn tự sự, miêu tả, học thêm văn thuyết minh và văn nghị luận đồng thời học cách liên kết đoạn văn với nhau để tạo thành 1 bài văn hoàn chỉnh và hay nhất. Để học tập tốt phần này, các em nên lựa chọn soạn bài theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đọc và tìm hiểu kĩ bài học.

Bước 2: Tìm hiểu và phân tích ví dụ: chú ý đến cách diễn đạt, câu từ của ví dụ; trả lời những câu hỏi mà phần lí thuyết đưa ra.

Bước 3: Tiến hành vận dụng bài học vừa rút ra để viết đoạn văn, bài văn và chỉnh sửa nghĩa, lỗi diễn đạt, chính tả.

Bước 4: Rút ra bài học; ghi chép lại những thắc mắc, những câu hỏi để hôm sau trao đổi với thầy cô.

Trên đây là 4 bước cơ bản để soạn bài Tập làm văn. Tùy vào yêu cầu mỗi bài mà các em soạn văn khác nhau tuy nhiên mục đích cuối cùng vẫn là hiểu được nội dung bài và áp dụng chúng vào cách làm văn của mình nên cố gắng đọc thêm tài liệu để hoàn thiện kĩ năng làm văn của mình.

Bài soạn văn mẫu lớp 8

Soạn văn 8

Tham khảo các bài soạn văn 8 tại: Soạn văn 8.

Soạn văn 8 là chuyên mục các bài soạn chi tiết, đầy đủ nhất các bài học môn Ngữ văn tập 1 và tập 2 giúp các em có tài liệu tham khảo, học tập và hiểu bài hơn từ đó có thể vận dụng làm những bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

Soạn văn 8 ngắn gọn

Tham khảo các bài soạn văn 8 ngắn gọn tại: Soạn văn 8 ngắn gọn.

Từ bài soạn văn đầy đủ, VnDoc còn có tài liệu Soạn văn 8 ngắn gọn cô đọng, hàm súc mà vẫn đầy đủ nội dung, ý nghĩa giúp các em học sinh dễ dàng trong quá trình tổng hợp kiến thức và ghi nhớ bài học nhanh hơn.

Soạn văn 8 siêu ngắn

Tham khảo các bài soạn văn 8 siêu ngắn tại: Soạn văn 8 siêu ngắn.

Soạn văn 8 siêu ngắn được chắt lọc từ bài soạn đầy đủ giúp các em học sinh nhanh chóng hoàn thành bài soạn của mình mà vẫn đầy đủ các nội dung thiết yếu giúp các em tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo được yêu cầu bài ra.

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Hướng dẫn soạn văn lớp 8. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 8, Trắc nghiệm Tiếng Anh 8, Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 8

    Xem thêm