Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch phát triển sản phẩm

Kế hoạch phát triển sản phẩm được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Theo Gerald Albaum và ctg (2002) đề nghị, kế hoạch phát triển sản phẩm bao gồm những nội dung chính:

- Phát triển hoặc thêm sản phẩm mới

- Thay đổi sản phẩm hiện có

- Tìm ra công dụng mới của sản phẩm

- Loại bỏ sản phẩm

Trong các dạng phát triển sản phẩm, phát triển hoặc thêm sản phẩm mới và thay đổi sản phẩm hiện có thường được coi là mối quan tâm chính yếu của nhà marketing quốc tế. Tuy nhiên do sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của các thị trường nước ngoài, các quyết định tìm ra công dụng mới của sản phẩm và loại bỏ sản phẩm là rất cần thiết khi công ty muốn hoạt động hiệu quả trên các thị trường này.

Phát triển hoặc thêm sản phẩm mới

Có nhiều cách mà một công ty quốc tế có thể thêm sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm. Cách đầu tiên đơn giản, dễ dàng nhất, ít tốn chi phí, là xuất khẩu các sản phẩm sẵn có của thị trường trong nước. Các công ty có thể mua sản phẩm từ các công ty trong nước và xuất khẩu các sản phẩm này ra thị trường nước ngoài. dụ như các công ty thu mua hàng nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su… ở Việt Nam. Cách thức này đặc biệt thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, ít kinh nghiệm về thị trường nước ngoài hoặc mới tham gia hoạt động xuất khẩu.

Một cách thức khác được coi là dễ dàng và nhanh chóng nhưng có thể tốn kém nhiều chi phí là thông qua việc mua lại, bằng cách mua một công ty, một bằng sáng chế, một giấy phép… để sản xuất một sản phẩm. Công ty được mua có thể là công ty nước ngoài hoặc công ty trong nước, sản phẩm của công ty được mua được coi là có tiềm năng tiêu thụ tại một thị trường nước ngoài hoặc trong nước của công ty. Cách thức này thích hợp với các công ty có nguồn lực mạnh, danh tiếng. Bằng cách thức này, một công ty có thể nhanh chóng thâm nhập vào thị trường nước ngoài, xây dựng được vị trí vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện cách thức này thì công ty cần tốn nhiều chi phí cho việc mua lại. Do đó, để cách thức này hiệu quả, công ty cần cân nhắc lợi ích từ việc mua sản phẩm với các chi phí phải bỏ ra so với việc công ty tự nghiên cứu phát triển một sản phẩm mới.

Một cách thức khác có phần tương tự với việc mua lại là sáp nhập, kết hợp giữa hai hay nhiều công ty để tạo ra một sản phẩm mới hoặc một công ty mới.Với cách thức này, công ty mới có thể kết hợp các lợi thế của các công ty cũ và đối tác để cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao nhất, có lợi thế cạnh tranh tốt hơn việc tự nghiên cứu phát triển sản phẩm. Có nhiều công ty đã thực hiện cách thức này và đã giành được những thành công nhất định như Sony và Ericsson với các sản phẩm điện thoại di động. Sự kết hợp giữa công nghệ điện thoại của Ericsson và khả năng kinh doanh thấu hiểu khách hàng của Sony từ năm 2001 đã giúp Ericsson từ việc thua lỗ và Sony là một nhãn hiệu có thị phần thấp trở nên một trong những nhãn hiệu hàng đầu.

Một công ty còn có thể có được sản phẩm mới bằng cách mô phỏng các sản phẩm thành công của các công ty khác. Với việc mô phỏng, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài do chịu phí tổn ít hơn, và sản phẩm cũng thích nghi tốt hơn. dụ như các công ty sản xuất điện thoại di động đưa ra những sản phẩm mô phỏng sản phẩm điện thoại iPhone của Apple như LG với sản phẩm LGKS20, HTC với HTC Touch…

Tuy nhiên việc mô phỏng cần phải cân nhắc các yếu tố luật pháp như bản quyền, bằng sáng chế… ngoài ra mức độ thành công của các công ty cũng khác nhau do còn tùy thuộc các yếu tố môi trường, điều kiện thị trường… dụ các công ty thuộc nhóm nước NICs (nước mới công nghiệp hóa) đã đạt được nhiều thành tựu từ việc mô phỏng các sản phẩm thành công của Mỹ, Nhật Bản trong thời gian đầu tham gia thị trường thế giới, và hiện nay nhiều công ty Trung Quốc cũng đang theo đuổi cách thức này và cũng có nhiều công ty Trung Quốc đã bị kiện về việc vi phạm bản quyền, bằng sáng chế.

Cách thức cuối c ng để một công ty có được sản phẩm mới là phải tự mình nghiên cứu và phát triển. Việc tự nghiên cứu và phát triển có thể giúp công ty thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ở thị trường nước ngoài, tuy nhiên điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tận dụng các cơ hội thị trường, chi phí cao, tốn nhiều thời gian...

Thay đổi sản phẩm hiện có

Khi sản phẩm đi vào giai đoạn bão hòa hay suy thoái, một cách thức có thể giúp sản phẩm duy trì và kéo dài chu kỳ sống của nó là thay đổi sản phẩm hiện có. Việc thay đổi có thể được thực hiện trên ba cấp độ của sản phẩm (phần lõi sản phẩm, bao bì và dịch vụ bổ trợ) như các công ty sản xuất xe máy nước ngoài tại Việt Nam như Honda, Yamaha, Suzuki… luôn có những sự thay đổi, cải tiến về mẫu mã, tính năng các loại xe máy để có thể làm cho sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Ví dụ như Honda Việt Nam có các loại sản phẩm xe gắn máy Wave@, Wave S, Wave RS, Wave RSX, Wave RSV. Trong hoạt động marketing quốc tế, việc thay đổi sản phẩm có thể bị chi phối bởi các quyết định về tiêu chuẩn hóa hoặc thích nghi hóa nhằm đạt được các mục tiêu của công ty.

Thông thường, các sản phẩm bán tại thị trường nước ngoài được thay đổi, điều chỉnh từ các sản phẩm được bán tại thị trường trong nước.Việc thay đổi này có thể giúp công ty tiết kiệm được chi phí, thời gian khi không cần phải nghiên cứu và phát triển cho thị trường nước ngoài một sản phẩm hoàn toàn mới. Tuy nhiên, cũng có thể có những khó khăn cho sản phẩm loại này khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, vì sản phẩm có thể không phù hợp, hoặc vì thị trường nước ngoài có thể không muốn tiêu thụ những sản phẩm được coi là dư thừa từ nước khác bán ra; và ngoài ra, họ còn có nhiều lựa chọn từ nhiều người bán khác.

Tìm ra công dụng mới của sản phẩm

Một cách thức khác có thể giúp sản phẩm tiêu thụ hoặc kéo dài chu kỳ sống của nó là tìm ra các công dụng mới của sản phẩm. Tìm ra công dụng mới của sản phẩm có thể giúp cho công ty mở rộng thị trường, duy trì vị trí trên thị trường. dụ như thuốc Aspirin là một loại dược phẩm có nhiều công dụng đặc biệt, những công dụng này không được biết tới khi Aspirin mới được sản xuất; thông qua việc nghiên cứu các tác dụng phụ của thuốc mà người ta phát hiện ra những công dụng mới của nó như: có thể ngăn ngừa đột quỵ, giúp cải thiện niêm mạc, phòng chống kết tập tiểu cầu, phòng và điều trị huyết khối ở mạch máu (như viêm tĩnh mạch huyết khối) và phòng ngừa nhồi máu cơ tim, hạn chế nguy cơ ung thư trực tràng, thực quản…

Việc tìm ra công dụng mới có thể hoặc không yêu cầu phải điều chỉnh, thay đổi sản phẩm. Những công dụng mới có thể có được từ việc điều tra khách hàng, nghiên cứu sản phẩm, từ các ý kiến của nhân viên, nhà phân phối…

Những cách thức thông thường có thể giúp nhà marketing quốc tế tìm ra các công dụng mới của sản phẩm là:

- Một sản phẩm được bán cho phụ nữ thì có thể bán cho nam giới được không? Hay là giữa các độ tuổi, mức thu nhập, tầng lớp xã hội, phong cách sống… dụ như dầu gội đầu, chất khử mùi…

- Có hay không các ứng dụng khác của một sản phẩm? dụ như máy tính nhân có thể vừa được sử dụng để soạn thảo văn bản, vừa xem phim, nghe nhạc, điều khiển máy móc…

- Một sản phẩm có thể được sử dụng một cách khác khi sử dụng với một sản phẩm khác. dụ như máy bơm GAMMA P100 - đây loại bơm được thiết kế kiểu cánh ly tâm lắp vào động cơ xe máy kiểu Honda (phù hợp các loại xe máy thông dụng hiện nay như Dream, Wave các loại….) để bơm nước, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trong gia đình, rửa xe, phòng cháy chữa cháy…

- Sản phẩm tiêu dùng có thể có thị trường công nghiệp và ngược lại. dụ: văn phòng phẩm, máy phát điện, camera quan sát…

Loại bỏ sản phẩm

Trong hoạt động marketing quốc tế, các quyết định về sản phẩm chủ yếu là phát triển thêm sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm, nhưng những quyết định về loại bỏ sản phẩm cũng giữ vai trò không kém phần quan trọng. Việc giữ lại những sản phẩm không hiệu quả sẽ đem lại nhiều bất lợi cho công ty vì gánh nặng chi phí sẽ tăng, đồng thời làm phân tán các nguồn lực của công ty. Tuy nhiên, công ty cần phải thận trọng trong quyết định loại bỏ các sản phẩm được coi là không hiệu quả. Các sản phẩm cần phải được đánh giá theo các tiêu chuẩn tương tự như đánh giá ý tưởng sản phẩm mới và phải phù hợp với sự thay đổi nhu cầu khách hàng, sản phẩm cạnh tranh, điều kiện môi trường… Điều này rất quan trọng đối với những công ty hoạt động trong thị trường quốc tế, vì sự thay đổi của thị trường quốc tế diễn ra rất nhanh chóng và độ rộng và chiều sâu của sản phẩm thì lớn hơn so với thị trường trong nước. dụ như Unilever năm 1999 đã cắt giảm 1.200 nhãn hiệu và chỉ giữ lại 400 nhãn hiệu mang lại lợi nhuận cao.

Khi một sản phẩm được xác định là yếu, nó có thể bị loại bỏ khỏi thị trường, và việc cân nhắc tiếp theo là khi nào thì loại bỏ nó ra khỏi danh sách sản phẩm của công ty. Công ty có thể loại bỏ sản phẩm ra khỏi thị trường tiềm năng yếu và tiếp tục duy trì sản phẩm ở thị trường có nhiều lợi nhuận; hoặc công ty có thể loại bỏ nó ra khỏi tất cả các thị trường. Quyết định thích hợp tuỳ thuộc vào cơ hội và các chi phí liên quan tới việc duy trì sản phẩm trong những quốc gia được coi là tiềm năng, cũng như mối quan hệ với các quyết định marketing xuất khẩu khác. Có nhiều chiến lược loại bỏ sản phẩm như:

- Thay thế sản phẩm sau khi loại bỏ sản phẩm cũ.

- Thay thế khi nhu cầu sản phẩm thấp.

- Giảm sự gián đoạn, gối đầu, chéo nhau.

- Không có sự thông báo đặc biệt về sự thay thế và sản phẩm đã thay thế.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Kế hoạch phát triển sản phẩm về các quyết định tìm ra công dụng mới của sản phẩm và loại bỏ sản phẩm là rất cần thiết khi công ty muốn hoạt động hiệu quả trên các thị trường...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Kế hoạch phát triển sản phẩm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm