Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm, chức năng của sở giao dịch chứng khoán

Khái niệm, chức năng của sở giao dịch chứng khoán được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Thị trường chứng khoán để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm, chức năng của sở giao dịch chứng khoán

1. Khái niệm

Sở giao dịch chứng khoán là một thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán thông thường là chứng khoán của các công ty lớn, có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết (định tính, định lượng) do sở giao dịch chứng khoán đặt ra.

Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán gắn liền với sự ra đời và phát triển của sở giao dịch chứng khoán, từ buổi sơ khai ban đầu hoạt động của sở giao dịch chứng khoán với phương thức giao dịch thủ công (bảng đen, phấn trắng) diễn ra trên sàn giao dịch (on floor), sau này có sự trợ giúp của máy tính (bán thủ công) và ngày nay hầu hết các thị trường chứng khoán mới nổi đã diện toán hoá hoàn toàn sở giao dịch chứng khoán, không còn khái niệm sàn giao dịch (off floor).

Phương thức giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán được thực hiện trên cơ sở đấu lệnh (matching order) hoặc đấu giá (price order) (phụ thuộc vào mô hình của thị trường cổ điển hay thị trường mới nổi) do các thành viên môi giới thực hiện, trên cơ sở giá cả cạnh tranh tốt nhất.

2. Hình thức sở hữu

Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Lịch sử phát triển sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau:

Hình thức sở hữu thành viên: Sở giao dịch chứng khoán do các thành viên là các công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có hội đồng quản trị do các công ty chứng khoán thành viên bầu ra theo từng nhiệm kỳ mô hình này có ưu điểm thành viên vừa là người tham gia giao dịch, vừa là người quản lý sở nên chi phí thấp và dễ ứng phó với tình hình thay đổi trên thị trường. Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, New York, Tokyo, Thái Lan và nhiều nước khác được tổ chức theo hình thức sở hữu thành viên.

Hình thức công ty cổ phần: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách là cổ đông. Tổ chức, hoạt động của sở giao dịch chứng khoán theo luật công ty và chạy theo mục tiêu lợi nhuận. Mô hình này được áp dụng ở Đức, Anh và Hồng Kông.

Hình thức sở hữu nhà nước: Thực chất mô hình này là chính phủ hoặc một cơ quan của chính phủ đứng ra thành lập, quản lý và sở hữu một phần hay toàn bộ vốn của sở giao dịch chứng khoán. Hình thức sở hữu này có ưu điểm là không chạy theo mục tiêu lợi nhuận, nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể can thiệp kịp thời để giữ cho thị trường được hoạt động ổn định, lành mạnh. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định là thiếu tính độc lập, cứng nhắc, chi phí lớn và kém hiệu quả.

Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép sở giao dịch chứng khoán có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý so với hình thức sở hữu của chính phủ. Tuy nhiên. trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý sở giao dịch chứng khoán sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như Hàn Quốc, Sở giao dịch chứng khoán được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đổ vỡ phải đóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu Sở giao dịch chứng khoán gây lộn xộn trong thị trường, sau đó Chính phủ đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến năm 1988 trước khi chuyển sang mô hình sở hữu thành viên, có một phần sở hữu của nhà nước. Sau đó Chính phủ đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến năm 1988 trước khi chuyển sang mô hình sở hữu thành viên, có một phần sở hữu của nhà nước.

3. Chức năng của sở giao dịch chứng khoán

Việc thiết lập một thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, vận hành liên tục với các chứng khoán được chọn lựa là một trong những chức năng quan trọng nhất của sở giao dịch chứng khoán. Mặc dù hoạt động của sở giao dịch chứng khoán không mang lại vốn trực tiếp cho tổ chức phát hành, nhưng thông qua nó các chứng khoán phát hành được giao dịch liên tục, làm tăng tính thanh khoản và khả mại chỉ các chứng khoán. Các tổ chức phát hành có thể phát hành để tăng vốn qua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua hoặc bán chứng khoán niêm yết một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Chức năng xác định giá cả công bằng là cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một thị trường liên tục. Giá cả không do sở giao dịch chứng khoán hay thành viên sở giao dịch chứng khoán áp đặt mà được sở giao dịch chứng khoán xác định dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán. Giá cả chỉ được chốt bởi hiệu quả cung - cầu từ các nhà đầu tư và các tổ chức phát hành chứng khoán. Qua đó, sở giao dịch chứng khoán mới có thể tạo ra được một thị trường tự do, cởi mở và công bằng. Hơn nữa, sở giao dịch chứng khoán mới có thể đưa ra được các báo cáo một cách chính xác và liên tục về các chứng khoán, tình hình hoạt động của các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm, chức năng của sở giao dịch chứng khoán về thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm, chức năng của sở giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm