Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò

1. Khái niệm

Thuế xuất nhập khẩu là sắc thuế gián thu đánh trực tiếp vào hàng hóa xuất, nhập khẩu thông qua các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất, nhập khẩu.

2. Đặc điểm

- Là sắc thuế gián thu;

- Chỉ đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu

- Là sắc thuế có nhiều mức thuế suất khác nhau và thường ở mức cao

3. Vai trò

- Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho NSNN.

- Là nguồn thu lớn của NSNN

- Là công cụ điều hành, điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ thông qua điều tiết thuế suất để hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu.

- Góp phần điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu.

II. Đối tượng chịu thuế

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

III. Đối tượng không chịu thuế

- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế-xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.

- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu về Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế xuất nhập khẩu, đối tượng chịu thuế và không chịu thuế xuất nhập khẩu..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm