Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh doanh quốc tế

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh doanh quốc tế được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm hợp đồng kinh doanh quốc tế

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích tạo lập, chuyển dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch... giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt các quan hệ trao đổi hàng hóa.

Hợp đồng đơn thuần là sản phẩm cuối cùng của đàm phán thương lượng giữa các bên tham gia. Hợp đồng phản ánh vị thế thương lượng của các bên trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.

Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một cam kết (thỏa thuận) bằng văn bản giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định quyền lợi và trách nhiệm bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

2. Đặc điểm hợp đồng kinh doanh quốc tế

So với những hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng hợp đồng kinh doanh quốc tế có một số đặc điểm:

- Thứ nhất, (đặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế.

- Thứ hai: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên.

- Thứ ba: Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Thứ tư: Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng. Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên.

- Thứ năm: Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể ký giữa: Pháp nhân với pháp nhân; Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Thứ sáu: Thường trình bày theo cấu trúc điều khoản. Cấu trúc này tạo điều kiện để các bên dễ dàng thấy được trách nhiệm và quyền hạn trong từng công việc cụ thể.

- Thứ bảy: Các bên tham gia giao kết hợp đồng phải có tư cách pháp nhân theo quy định của luật pháp. Thường có tính chất phức tạp vì nó liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, phong tục tập quán kinh doanh quốc tế, sắc thái văn hóa, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, bối cảnh quốc tế… chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, cả pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh doanh quốc tế về sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch... giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.353
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm