Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến độc quyền

Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến độc quyền được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến độc quyền

1. Khái niệm độc quyền

Độc quyền là một trạng thái tồn tại của thị trường xã hội trong đó có một hãng sản xuất toàn bộ mức cung của thị trường về một loại sản phẩm nhất định không có sản phẩm thay thế.

Như vậy thị trường độc quyền có những đặc điểm nổi bật sau:

- Trên thị trường chỉ có một hãng cung ứng.

- Sản phẩm của hãng được gọi là duy nhất – không có sản phẩm thay thế. Trong trường hợp tồn tại sản phẩm thay thế nhưng người mua rất khó tiếp cận (ví dụ: do khoảng cách địa lý), thị trường được gọi là độc quyền tương đối.

- Hãng có sức mạnh thị trường và có khả năng thay đổi giá.

- Rào cản cho việc gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp bên ngoài là lớn. Doanh nghiệp độc quyền có khả năng duy trì vị thế của mình là do các doanh nghiệp khác vấp phải rào cản lớn và không thể gia nhập thị trường để cạnh tranh.

- Đường cầu tiêu dùng là một đường dốc xuống.

Những đặc điểm trên, ngoại trừ đặc điểm cuối cùng, hoàn toàn trái ngược với tiêu chuẩn đạt hiệu quả Pareto.

2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất độc quyền như:

Do kiểm soát yếu tố sản xuất đầu vào. Một cá nhân, doanh nghiệp, hoặc quốc gia nếu kiểm soát được yếu tố sản xuất đầu vào tối quan trọng của một sản phẩm sẽ trở thành nhà độc quyền. Hiện nay, do xu hướng thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, độc quyền loại này khá hiếm. Ví dụ: Nam Phi nắm giữ phần lớn trữ lượng kim cương trên thế giới nên nước này gần như độc quyền thị trường kim cương .

Vấn đề bản quyền. Một cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể trở thành độc quyền nếu có bằng phát minh về qui trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, được tổ chức có thẩm quyền của Chính phủ công nhận, được cấp giấy chứng nhận bản quyền và được luật pháp bảo vệ.

Độc quyền tự nhiên. Trong trường hợp này qui mô sản xuất càng được mở rộng thì chi phí trung bình ATC có xu hướng càng giảm. Ngành điện và nước là hai ngành có tính chất ĐQTN do chi phí cố định ban đầu để cung cấp hai mặt hàng này là rất lớn (hệ thống truyền tải điện hay hệ thống đường ống nước).

Độc quyền do Chính phủ qui định. Trong trường hợp này, Chính phủ cho rằng việc cung cấp độc quyền mang lại lợi ích cho xã hội. Ví dụ, ở một số nước Bắc Âu, Nhà nước nắm toàn quyền sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn vì họ cho rằng trực tiếp kiểm soát mặt hàng này là có lợi cho sức khỏe người dân.

Độc quyền là kết quả của quá trình tự do cạnh tranh. Trong một thị trường, doanh nghiệp có khả năng sản xuất với chi phí thấp hơn các doanh nghiệp khác sẽ có khả năng chiếm lĩnh dần dần thị trường. Cuối cùng, khi các doanh nghiệp khác với chi phí sản xuất cao bị đào thải hết, độc quyền sẽ xuất hiện.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến độc quyền về trạng thái tồn tại của thị trường xã hội trong đó có một hãng sản xuất toàn bộ mức cung của thị trường về một loại sản phẩm nhất định không có sản phẩm thay thế....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến độc quyền. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm