Khái niệm và đặc điểm của Ngoại ứng

Khái niệm và đặc điểm của Ngoại ứng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và đặc điểm của Ngoại ứng

Ngoại ứng xuất hiện khi một quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ nào đó tác động (gây thiệt hại hay mang lại ích lợi) đến những đối tượng trực tiếp hoặc không trực tiếp tham gia các giao dịch, nhưng các tác động ấy không được phản ánh đầy đủ vào chi phí hay lợi ích đứng trên quan điểm toàn xã hội. Khi đó, lợi ích hay chi phí xã hội trong việc sản xuất hay tiêu dùng một khối lượng hàng hóa nào đó sẽ không trùng khớp với lợi ích hay chi phí của các cá nhân (ta gọi là lợi ích hay chi phí tư nhân); giá cả thị trường không thể hiện và phản ánh đầy đủ chi phí hay lợi ích đứng trên quan điểm xã hội.

Ngoại ứng tiêu cực: Khi một quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa (hoặc dịch vụ) gây thiệt hại cho ai đó mà người này không được đền bù thì ta nói quá trình đó đã gây ra một ngoại ứng tiêu cực. Nói cách khác, ngoại ứng tiêu cực xảy ra trong trường hợp một hoạt động sản xuất hay tiêu dùng nào đó tác động tiêu cực (tạo ra một tổn hại hay chi phí) cho người khác song người gây ra tác động lại không bị trừng phạt bởi những gì mà anh ta gây ra. Tác động gây ô nhiễm môi trường của việc sản xuất xi măng nói trên là ví dụ điển hình của một ngoại ứng tiêu cực.

Ví dụ về ngoại ứng tiêu cực: Ta có thể thấy những điều đó qua hình minh họa dưới đây:

Lý thuyết kinh tế công cộng

Sản lượng cân bằng thị trường là Q1, tương ứng với trạng thái cân bằng F. Nếu đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí cận biên phải là đường MCXH, cao hơn đường chi phí cận biên tư nhân MCTN. Sản lượng hiệu quả vì vậy phải là Q*, thấp hơn sản lượng thị trường Q1.

Ngoại ứng tích cực: Một hoạt động sản xuất hay tiêu dùng nhất định có thể gây ra ngoại ứng tích cực nếu như nó đem lại lợi ích cho một người nào đó mà người này không phải trả tiền. Chẳng hạn, việc chúng ta sửa chữa hay xây dựng ngôi nhà của mình có thể làm đẹp thêm cả ngôi nhà của người hàng xóm nếu như ngôi nhà của ta được thiết kế một cách cẩn trọng và tỏ ra hài hòa với những ngôi nhà xung quanh. Trong trường hợp này, người hàng xóm đã được thụ hưởng một ngoại ứng tích cực: anh ta được lợi mà không phải tốn kém gì thêm. Khi ngoại ứng tích cực xuất hiện, sản lượng cân bằng thị trường thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội.

Khi ngoại ứng tích cực xuất hiện, lợi ích hay độ thỏa dụng cận biên xã hội cao hơn lợi ích hay độ thỏa dụng cận biên của các cá nhân trực tiếp tham gia các giao dịch thị trường. Sản lượng Q* cao hơn sản lượng thị trường Q1.

Tóm lại, khi xuất hiện ngoại ứng (cả tiêu cực hoặc tính cực) thì sản lượng cân bằng thị trường không còn là sản lượng hiệu quả xã hội, cho dù thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Chính phủ có chức năng khắc phục thất bại thị trường liên quan tới ngoại ứng nhằm giảm bớt tổn thất phúc lợi xã hội.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và đặc điểm của Ngoại ứng về quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ nào đó tác động (gây thiệt hại hay mang lại ích lợi) đến những đối tượng trực tiếp hoặc không trực tiếp tham gia các giao dịch....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm và đặc điểm của Ngoại ứng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 285
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm