Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm và nội dung của chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa

Khái niệm và nội dung của chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái nim

Giá trị sản lượng hàng hóa là giá trị của toàn bộ sản phẩm vật chất, dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất và hoàn thành trong kỳ và có khả năng đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Giá trị sản lượng hàng hoá là chỉ tiêu dùng để biết khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh phần sản phẩm mà doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ đã cung cấp và chuẩn bị cung cấp cho xã hội.

2. Nội dung của chỉ tiêu

Khác với chỉ tiêu giá trị sản xuất, chỉ tiêu này không tính giá trị của những sản phẩm dở dang, giá trị của những phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm không phải là hàng hóa của doanh nghiệp.

Giá trị của những sản phẩm vật chất đã hoàn thành bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp (bao gồm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, bán thành phẩm đã bán hoặc chuẩn bị bán).

Giá trị thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của khách hàng (chỉ tính giá trị gia công chế biến sản phẩm đó).

Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài.

Để biết được doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có năng lực cao hay thấp người ta còn sử dụng chỉ tiêu hệ số sản xuất hàng hóa.

Hệ số sản xuất hàng hóa = Giá trị sản lượng hàng hóa (GSL) /  Giá trị sản xuất (GO)

3. Phương pháp phân tích

Giống như phân tích chỉ tiêu “Tổng giá trị sản xuất”, khi phân tích chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa phải tiến hành so sánh trực tiếp, so sánh có liên hệ, đánh giá nhân tố ảnh hưởng tìm ra nguyên nhân và biện pháp.

4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hin kế hoạch sản xut về quy mô

Việc doanh nghiệp hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt quy mô trong kỳ chịu tác động của nhiều nguyên nhân. Bởi vậy, cần thiết phải đi sâu xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng để từ đó có biện pháp thích hợp điều hành hoạt động sản xuất trong thời kỳ tới. Nguyên nhân có nhiều, tuy nhiên, có thể quy về các nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Nhóm nguyên nhân thuộc về cung cấp và sử dụng vật liệu:

Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn và đạt hiệu suất cao, trước hết việc cung cấp vật liệu phải bảo đảm cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và tiến độ cung cấp. Sau nữa là việc sử dụng vật liệu phải hợp lý, tiết kiệm. Vì thế, cần đi sâu xem xét các nguyên nhân liên quan đến tình hình cung cấp vật tư cả về số lượng, chất lượng, chủng loại vật tư lẫn tiến độ cung cấp vật tư.

+ Nhóm các nguyên nhân thuộc về tư liệu lao động:

Khi xem xét nhóm các nguyên nhân này, cần đi sâu vào những loại tư liệu lao động chủ yếu như máy móc, thiết bị sử dụng trực tiếp cho sản xuất; kho tàng chứa đựng, nhà xưởng sản xuất… Kết quả sản xuất phụ thuộc nhiều vào tình trạng trang bị máy móc, thiết bị (công nghệ lạc hậu hay tiên tiến, tình trạng máy móc mới hay cũ, số lượng thừa hay thiếu,…), vào tình hình sử dụng (thời gian, công suất)… Bởi vậy, khi phân tích, cần xem xét tình hình bảo đảm máy móc, thiết bị, tư liệu lao động cả về số lượng, cơ cấu trạng bị, trình độ công nghệ lẫn tình trạng kỹ thuật; tình hình sử dụng máy móc, thiết bị cả về thời gian và công suất.

+ Nhóm các nguyên nhân thuộc về người lao động:

Kết quả sản xuất phụ thuộc nhiều vào tay nghề (trình độ thành thạo) của người lao động, vào thời gian lao động, vào năng suất lao động, vào ý thức của người lao động… Vì thế, cần xem xét về tình hình đảm bảo số lượng, chất lượng lao động lẫn cơ cấu, thời gian lao động và năng suất lao động.

+ Nhóm các nguyên nhân thuộc về quản lý:

Nhóm nguyên nhân thuộc về quản lý xem xét ở đây bao gồm các giải pháp, các chính sách về quản lý mà doanh nghiệp áp dụng để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm hao phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm… Có thể kể ra một số chính sách điển hình như chế độ thưởng về nâng cao năng suất lao động, thưởng về cải tiến kỹ thuật, thưởng về phát minh, sáng chế; chế độ thưởng phạt về chất lượng sản phẩm; chính sách đào tạo lao động, tổ chức thi bậc thợ, thi tay nghề…v.v.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và nội dung của chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa về khái niệm, nội dung của chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về quy mô, phương pháp phân tích..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm và nội dung của chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm