Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái quát về thị trường

Khái quát về thị trường được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Các quan điểm về thị trường

Thị trường (Market) là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều ngành học hiện nay. Tuy nhiên, mỗi môn học tiếp cận khái niệm thị trường theo mỗi góc độ khác nhau và dùng trong các ngữ cảnh khác nhau. Vì mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau nên nội hàm của khái niệm này cũng rất khác nhau. Điển hình một số trong rất nhiều khái niệm về thị trường là:

"Thị trường là một sự sắp xếp qua đó người mua và người bán một loạt sản phẩm tương tác nhau để quyết định giá cả, sản lượng" (theo các nhà kinh tế).

"Thị trường được hiểu là tổng hợp các quan hệ trao đổi, mua bán giữa người mua người bán được thực hiện trong những điều kiện sản phẩm hàng" (theo nhà kinh tế học L. Reudos).

"Thị trường bao gồm các cá nhân hay tổ chức, thích thú và mong muốn mua một sản phẩm cụ thể nào đó để nhận được những lợi ích thỏa mãn một nhu cầu, ước muốn cụ thể và có khả năng (tài chánh, thời gian) để tham gia trao đổi này" (theo quan điểm của các nhà marketing).

"Thị trường thị trường là tập hợp tất cả những người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ. Các nhu cầu và mong muốn của những người mua này sẽ được thỏa mãn thông qua hoạt động trao đổi" (theo"cha đẻ" marketing hiện đại - Philip Kotler).

Mặc dù tham gia thị trường có cả người mua và người bán, nhưng nhà marketing thường xem những người bán tạo thành ngành kinh doanh còn những người mua tạo thành thị trường. Sự khác nhau về khái niệm thị trường của nhà kinh tế và nhà marketing là do cách tiếp cận để phân tích thị trường. Nhà kinh tế đứng ở vị trí bên ngoài thị trường, vì thế họ nhìn thị trường bao gồm một tập thể những người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, những người làm marketing, họ đứng ở vị trí người bán để nhìn thị trường, nên họ nhìn thị trường là tập hợp các người mua, coi người mua họp thành thị trường. Vì vậy, thuật ngữ thị trường và khách hàng có cùng nghĩa trong marketing và chúng được dùng thay thế cho nhau.

Như vậy, rõ ràng là không có sự hiểu biết đầy đủ về khái niệm nhu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí, sự thỏa mãn, trao đổi giao dịch, thì chúng ta không thể hiểu đúng đắn và đầy đủ khái niệm thị trường.

Từ những khái niệm, và phân tích trên, có thể khái quát chung về thị trường như sau: thị trường bao gồm tất cả khách hàng thực tế và tiềm năng cùng có một nhu cầu hay ước muốn và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn nào đó. Quy mô thị trường sẽ tùy thuộc vào số người có cùng nhu cầu, mong muốn và lượng thu nhập, lượng tiền vốn mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu, ước muốn đó.

2. Phân loại thị trường

Phân loại thị trường có nghĩa là chia một thị trường lớn thành các thị trường nhỏ mà người tiêu dùng ở một thị trường nhỏ có cùng đặc điểm về hành vi mua bán. Mỗi cách phân loại có một ý nghĩa quan trọng riêng đối với quá trình kinh doanh.

Dựa trên cơ sở tiêu thức khác nhau, người ta tiến hành phân loại thị trường trong hoạt động marketing như sau:

Căn cứ vào điều kiện địa lý: Có thể chia thị trường ra từng vùng, từng miền trong nước hoặc trong nước, ngoài nước.... Trong đó người ta phân tích và thống kê tất cả các đặc điểm nổi bật của từng khu vực, để làm cơ sở định hướng các chiến lược marketing cho hoạt động của doanh nghiệp.

Căn cứ vào sản phẩm: Thị trường được chia ra thành thị trường tư liệu sản xuất, thị trường hàng tiêu dùng và thị trường dịch vụ.

Thị trường tư liệu sản xuất: vai trò của tư liệu sản xuất trong tái sản xuất xã hội quyết định thị trường, hoạt động trên thị trường là các doanh nghiệp lớn, cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ, quy mô thị trường lớn. Nhu cầu không phong phú đa dạng như nhu cầu trên thị trên thị trường tiêu dùng. Thị trường tư liệu sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường tư liệu tiêu dùng.

Thị trường tư liệu tiêu dùng: tính đa dạng, phong phú về nhu cầu của người tiêu dùng quyết định tính phong phú đa dạng của thị trường tư liệu tiêu dùng.

Thị trường dịch vụ: là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu.

Căn cứ vào số lượng người mua người lớn trên thị trường: Thị trường được chia ra thành thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh.

Thị trường độc quyền: có thị trường độc quyền người bán và thị trường độc quyền người mua. Trên thị trường độc quyền giá cả và các quan hệ kinh tế khác bị chi phối rất lớn bởi các nhà độc quyền. Song không vì thế mà cho rằng các quan hệ kinh tế, giá cả tiền tệ... trên thị trường độc quyền là hoàn toàn chủ quan, bởi vì trên thị trường độc quyền vẫn còn tồn tại cạnh tranh giữa người mua và người bán, vẫn có sự hoạt động của quy luật kinh tế thị trường.

Thị trường cạnh tranh: có nhiều người mua, nhiều người bán, thế và lực của họ là có thể tương đương. Họ cạnh tranh với nhau và do đó tạo ra thị trường cạnh tranh. Trên thị trường quan hệ kinh tế diễn ra tương đối khách quan và tương đối ổn định.

Căn cứ vào hàng hóa lưu thông trên thị trường bao gồm căn cứ vào quyết định của người mua và người bán trên thị trường và căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Mỗi căn cứ trên, thị trường được chia theo đặc trưng riêng.

Căn cứ vào quyết định của người mua và người bán trên thị trường: Thị trường được chia ra thành thị trường của người mua và thị trường của người bán.

Thị trường người mua: Vai trò quyết định trong quan hệ mua bán thuộc về người mua, vì vậy người mua là yếu tố quyết định của quá trình tái sản xuất hàng hóa. Thị trường người mua là môi trường khách quan cho sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường.

Thị trường người bán: Vai trò quyết định thuộc về người bán, giá cả bị áp đặt, cạnh tranh bị thủ tiêu hoặc không đủ điều kiện để hoạt động, nhiều mặt hàng, loại hàng cung ứng ra thị trường không theo yêu cầu của thị trường, vai trò của người mua bị thủ tiêu. Thị trường người bán được hình thành một mặt do hàng hóa chưa phát triển, mặt khác do sự tác động của hệ thống quản lý hành chính bao cấp.

Căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm: Gồm có thị trường tiềm năng, thị trường hàng thay thế, thị trường hàng bổ sung và thị trường "bị giam cầm".

Trong kinh tế thị trường hiện đại còn xuất hiện nhiều loại thị trường đặc biệt để đáp ứng yêu cầu kinh doanh như thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái, thị trường lao động... Ngoài ra chúng ta còn thấy thị trường những nhà hảo tâm để thỏa mãn các nhu cầu về tài chính của các tổ chức phi lợi nhuận.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái quát về thị trường về các quan điểm về thị trường và phân loại thị trường...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái quát về thị trường. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm