Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kỹ năng vẽ biểu đồ địa lý

Kỹ năng vẽ biểu đồ địa lý

Để giúp các bạn học sinh thuận lợi nhất trong quá trình làm bài thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 đối với phần vẽ biểu đồ, VnDoc.com xin được giới thiệu tài liệu: Kỹ năng vẽ biểu đồ địa lý.

40 câu trắc nghiệm địa lý lớp 9 có đáp án

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng B

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng A

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ
(Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Địa 9)

A. Khái quát chung về biểu đồ

I. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ:

  • Biểu đồ là hình vẽ thể hiện một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể
  • Cần nghiên cứu kĩ đề bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp
  • Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào cũng phải đảm bảo 3 yêu cầu:
    • Khoa học (Chính xác)
    • Trực quan (rõ ràng, dễ đọc)
    • Thẩm mĩ
  • Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các kí hiêu thường được biểu thị bằng cách gạch nền, dùng các kí hiệu toán học... Khi chọn các kí hiệu cần chú ý làm sao cho biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp.
  • Khi đặt tên cho biểu đồ cần đảm bảo đủ 3 nội dung: Biểu đồ về vấn đề gì? ở đâu? Vào thời gian nào?

II. Một số biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển:

1. Biểu đồ đường biểu diễn:

  • Yêu cầu thể hiện: Động thái phát triển của đối tượng theo chuỗi thời gian.
  • Các dạng chủ yếu: 1 đường biểu diễn, nhiều đường biểu diễn có cùng đơn vị, hai hay nhiều đường biểu diễn khác đơn vị

2. Biểu đồ hình cột:

  • Yêu cầu thể hiện: Thể hiện quy mô số lượng, động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể.
  • Các dạng chủ yếu: Biểu đồ cột đơn:
    • Gộp nhóm có cùng đơn vị (1 trục tung)
    • Biểu đồ cột đơn gộp nhóm các đơn vị (2 trục tung)
    • Biểu đồ thanh ngang.

3. Biểu đồ kết hợp cột và đường:

  • Yêu cầu thực hiện: Thể hiện động thái phát triển và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng
  • Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nên dùng hai trục tung để thể hiện các đơn vị.

III. Một số loại biểu đồ thể hiện cơ cấu:

1. Biểu đồ hình tròn:

  • Yêu cầu thể hiện: Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể và quy mô của đối tượng cần trình bày.
  • Một số dạng cơ bản:
    • Một đường tròn.
    • Hai đường tròn có bán kính khác nhau.
    • Biểu đồ tong nửa hình tròn (Thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu)

2. Biểu đồ miền:

  • Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng qua nhiều năm (từ bốn năm trở lên)
  • Là dạng đặc biệt của biểu đồ cột chồng và biểu đồ đường.

3. Biểu đồ cột chồng:

  • Thể hiện quy mô, cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể.

B. Các bước để vẽ một số dạng biểu đồ cơ bản:

1. Biểu đồ đường biểu diễn:

  • Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
  • Bước 2: Kẻ hệ toạ độ vuông góc, trục đứng thể hiện độ lớn của các đại lượng, trục ngang thể hiện thời gian
    • Yêu cầu:
      • Độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang phải hợp lí
      • Khoảng cách năm đúng tỉ lệ
      • Ghi đơn vị, mũi tên ở dầu cột đứng, ghi năm trên trục ngang
  • Bước 3: Vẽ đường biểu diễn:
    • Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn.
    • Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải (Nếu có hai hay nhiều đường biểu diễn)
    • Ghi số liệu vào biểu đồ
  • Bước 4: Ghi tên của biểu đồ (Đầy đủ cả 3 nội dung)
  • Bước 5: Nhận xét, phân tích hoặc giải thích
    • Nhận xét khái quát
    • Chú ý giá trị cực đại, cực tiểu trên bảng số liệu và biểu đồ (Số liệu chứng minh)
    • Động thái phát triển theo thời gian (Số liệu, tăng, giảm bao nhiêu, tốc độ tăng...)
    • Giải thích: Kết hợp với kiến thức đã học, giải thích những ý nghĩa và nhận xét (Quan sát biểu đồ, lấy ví dụ)
  • Trong trường hợp cùng một hệ trục toạ độ phải vẽ từ hai đường biểu diễn trở lên thì cần phải lưu ý.

2. Biểu đồ cột

  • Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
  • Bước 2: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc
    • Yêu cầu:
      • Độ cao của trục đứng và trục ngang phải hợp lí
      • Lưu ý khoảng cách giữa các năm
      • Vẽ cột thứ nhất cách tung 1 cm hoặc 0,5 cm, các cột phải có độ rộng bằng nhau.
      • Ghi đơn vị, năm trên các trục
  • Bước 3: Vẽ các cột và hoàn chỉnh phần vẽ
    • Ghi số liệu lên đỉnh cột
    • Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải nếu có từ hai đối tượng trở lên.
  • Bước 4: Ghi tên biểu đồ (Đủ cả 3 nội dung)
  • Bước 5: Nhận xét và phân tích hoặc giải thích theo yêu cầu của đề bài.

3. Biểu đồ kết hợp cột và đường

  • Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
  • Bước 2: Kẻ hệ trục toạ độ gồm hai trục tung (2 đơn vị khác nhau)
    • Yêu cầu:
      • Khoảng cách giữa các cột phải hợp lí.
      • Ghi số liệu lên các trục, đơn vị lên đỉnh cột
  • Bước 3: Vẽ các cột và đường biểu diễn: Hoàn chỉnh phần vẽ, dùng kí hiệu và lập bảng chú giải
  • Bước 4: Ghi tên biểu đồ (Phải đảm bảo 3 nội dung)
  • Bước 5: Nhận xét và phân tích hoặc giải thích theo yêu cầu của bài

4. Biểu đồ hình tròn

  • Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu đầu bài cho số liệu tuyệt đối thì phải chuyển sang số liệu tương đối)
  • Bước 2: Chọn số lượng hình tròn cần biểu hiện
  • Bước 3: Vẽ biểu đồ
    • Lưu ý:
      • Bán kính của các đường tròn cần phù hợp với khổ giấy
      • Nếu bảng số liệu chỉ có cơ cấu % thì vẽ các biểu đồ có kính thước như nhau. Nếu bảng số liệu cho phép thể hiện cả quy mô và cơ cấu thì vẽ các biểu đồ có các kích thước khác nhau một cách tương ứng.
      • Chia hình tròn thành các hình quạt có số đo góc tương ứng với tỉ lệ các thành phần.
      • Nếu vẽ từ hai biểu đồ hình tròn trở lên thì cần thống nhất quy tắc vẽ như sau: Vẽ hình quạt thứ nhất từ tia 12 giờ, sau dố đến hình quạt thứ 2, thứ 3.... Theo chiều thuận của kim đồng hồ.
      • Ghi tỉ lệ trên các hình quạt
      • Dùng kí hiệu để phân biệt các thành phần và lập bảng chú giải
      • Dưới mỗi biểu ghi năm hoặc tên vùng, miền...
  • Bước 4: Ghi tên biểu đồ với đầy đủ 3 nội dung
  • Bước 5: Nhận xét và giải thích
    • So sánh tỉ trọng trong giá trị các thành phần trong tổng thể.
    • So sánh tỉ trọng của tong thành phần theo thời gian.

5. Biểu đồ miền

  • Được chọn vẽ khi bảng số liệu có số môc thời gian từ 4 năm trở lên của ít nhất hai đối tượng
  • Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu bài tập cho số liệu tuyệt đối thì phải chuyển sang số liệu tương đối)
  • Bước 2: Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật, cạnh đứng thể hiện giá trị %, cạnh ngang thể hiện từ đầu năm đến cuối năm của biểu đồ (Lưu ý khoảng cách giữa các năm cho phù hợp)
    • Yêu cầu: Hình chữ nhật có chiều thẳng đứng, ngang phù hợp, được vẽ đóng khung cân đối với tờ giấy)
  • Bước 3:
    • Vẽ ranh giới miền theo số liệu đã xử lí (Vẽ lần lượt các miền theo thứ tự ở bảng số liệu)
    • Dùng kí hiệu để thể hiện từng miền
    • Lập bảng chú giải (Thứ tự các kí hiệu trong chú giải phù hợp với thứ tự miền trên bản đồ)
    • Ghi số liệu theo mốc thời gian.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 9

    Xem thêm