Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 18 Thiên nhiên vùng Nam Bộ Cánh diều

Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 18 Thiên nhiên vùng Nam Bộ Cánh diều là tài liệu tham khảo được VnDoc.com tổng hợp lại các bài tập trong SGK cùng lời giải chi tiết nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều thêm hiệu quả.

>> Bài trước: Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 17 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên Cánh diều

Khởi động Lịch sử - Địa lí 4 Bài 18 trang 95

Câu hỏi trang 95 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Hãy quan sát hình bên và mô tả những gì em thấy trong bức ảnh. Theo em, những cảnh vật này thể hiện nét đặc trưng của vùng đất nào ở nước ta?

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (ảnh 1)

Lời giải:

- Bức ảnh trên cho thấy: cảnh sông nước mênh mông; cây cối tốt tươi, trù phú và cuộc sống của người dân ở vùng sông nước.

- Những cảnh vật này thể hiện nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ ở Việt Nam.

Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Bài 18 trang 95, 97

Câu hỏi trang 95 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Quan sát hình 1, em hãy:

• Chỉ ranh giới của vùng Nam Bộ.

• Cho biết vùng Nam Bộ giáp với vùng nào, quốc gia nào.

Khám phá (trang 95, 97)

+ Biển Đông (ở phía đông, nam và tây nam)

+ Cam-pu-chia (ở phía tây).

+ Vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung (ở phía bắc).

Câu hỏi trang 95 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, 3, em hãy:

• Chỉ và đọc tên một số núi và vùng đất ngập nước ở vùng Nam Bộ.

• Trình bày đặc điểm địa hình ở vùng Nam Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (ảnh 3)

Lời giải:

Yêu cầu số 1:

- Một số núi ở vùng Nam Bộ là: núi Chứa Chan; núi Bà Rá; núi Bà Đen.

- Hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ đều bị ngập nước vào mùa lũ.

Yêu cầu số 2: Đặc điểm địa hình

- Khu vực Đông Nam Bộ:

+ Có địa hình cao hơn Tây Nam Bộ.

+ Ở Đông Nam Bộ, đồi thoải lượn sóng và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. Ngoài ra còn có một số núi như: núi Bà Đen, núi Chứa Chan,...

- Khu vực Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long):

+ Có địa hình bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

+ Vùng ven biển có nhiều bãi đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển.

Câu hỏi trang 97 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:

• Chỉ và đọc tên một số sông lớn ở vùng Nam Bộ.

• Trình bày đặc điểm sông ngòi ở vùng Nam Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (ảnh 4)

Lời giải:

Yêu cầu số 1: Một số sông lớn ở vùng Nam Bộ là: sông Sài Gòn; sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Vàm Cỏ Đông; sông Vàm Cỏ Tây,…

Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi ở Nam Bộ

- Khu vực Đông Nam Bộ:

+ Có ít sông ngòi hơn Tây Nam Bộ. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất ở Đông Nam Bộ.

+ Ở Đông Nam Bộ có nhiều hồ lớn được xây dựng để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như: hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,...

- Khu vực Tây Nam Bộ:

+ Có hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu (đoạn hạ lưu của sông Mê Công). Do hai sông này đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là sông Cửu Long (chín con rồng).

+ Ở Tây Nam Bộ, người dân đào nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho nơi đây có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Câu hỏi trang 97 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin, em hãy trình bày đặc điểm đất ở vùng Nam Bộ.

Lời giải:

- Vùng Nam Bộ có nhiều loại đất khác nhau:

+ Ở Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ badan và đất xám.

+ Ở Tây Nam Bộ có ba loại đất chính là đất phù sa, đất phèn và đất mặn.

Câu hỏi trang 97 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy nêu ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân ở vùng Nam Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Lời giải:

- Thuận lợi:

+ Vùng đất đỏ badan và đất xám ở Đông Nam Bộ thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...). Đất phù sa ở Tây Nam Bộ thuận lợi cho trồng lúa, cây ăn quả.

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch và vùng biển rộng thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.

+ Vùng thềm lục địa có nhiều dầu mỏ và khí đốt là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp dầu khí.

- Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài đã gây ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Vào mùa khô, nước biển lấn sâu vào đất liền thông qua các sông ngòi, kênh rạch khiến cho độ mặn của nước và đất tăng lên.

Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 18 trang 98

Câu 1

Trò chơi “Ai nhanh hơn?": Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy viết tên các sông của vùng Nam Bộ.

Trả lời:

Các sông của vùng Nam Bộ:sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông, …

Câu 2

Hãy lập bảng để phân biệt đặc điểm địa hình hoặc đất ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ theo gợi ý dưới đây.

Đặc điểm thiên nhiên

Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ

?

?

?

Trả lời:

Đặc điểm thiên nhiên

Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ

Địa hình

Đông Nam Bộ có địa hình cao hơn Tây Nam Bộ

Đồi thoải lượn sóng và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích

Tây Nam Bộ có địa hình thấp hơn Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long) có địa hình bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Vùng ven biển có nhiều bãi đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển.

Sông ngòi

Đông Nam Bộ có ít sông ngòi hơn Tây Nam Bộ. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Ở đây có nhiều hồ lớn được xây dựng để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như: hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,....

Tây Nam Bộ có hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu (đoạn hạ lưu của sông Mê Công). Do hai sông này đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là sông Cửu Long (chín con rồng). Ở Tây Nam Bộ, người dân đào nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho nơi đây có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Đất

Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ bazan và đất xám.

Tây Nam Bộ có ba loại đất chính là: đất phù sa, đất phèn và đất mặn.

Câu 3

Nêu những ví dụ cho thấy ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân ở vùng Nam Bộ.

Trả lời:

Vào mùa khô thường xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất nhiễm mặn. Điều này dẫn đến giảm năng suất nông nghiệp, chất lượng nước, đa dạng sinh học đất và xói mòn đất.

Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 18 trang 98

Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

1. Hiện tượng nước, đất bị nhiễm mặn ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ. Em có đề xuất gì để khắc phục tình trạng trên?

2. Vẽ, viết hoặc sưu tầm thông điệp về sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước ngọt rồi chia sẻ với các bạn và những người xung quanh.

Trả lời:

1. Hiện tượng nước, đất bị nhiễm mặn ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ. Em có đề xuất gì để khắc phục tình trạng trên?

Đối với những vườn cây đang bị nhiễm mặn thì cần nhanh chóng rửa mặn và “đuổi” các chất độc của mặn trong đất vườn cây ngay bằng cách tưới nhiều lần nước ngọt để loại bỏ bớt độc chất trong đất, sau đó bón thêm vôi và phân kali để có thể hỗ trợ việc đẩy muối NaCl ra khỏi keo đất càng nhanh càng tốt.

>> Bài tiếp theo: Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 19 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ Cánh diều

Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi chi tiết các bài soạn tiếp theo tại chuyên mục: Giải Lịch Sử và Địa Lí 4 Cánh Diều. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn dễ dàng trả lời câu hỏi trong bài, từ đó học tốt môn Lịch Sử - Địa lí 4 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều

    Xem thêm