Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 3 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Cánh diều

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 3 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Cánh diều là tài liệu tham khảo được VnDoc.com tổng hợp lại các bài tập trong SGK cùng lời giải chi tiết nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều thêm hiệu quả.

>> Bài trước: Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 2 Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) Cánh diều

Khởi động Lịch sử - Địa lí 4 Bài 3 trang 14

Câu hỏi trang 14 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước ta. Đình núi đó thuộc vùng nào của Việt Nam?

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ảnh 1)

Lời giải:

- Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là: Phan-xi-păng

- Đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Bài 3 trang 14, 15, 16, 17

Câu hỏi trang 14 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Quan sát hình 1, em hãy:

• Chỉ ranh giới của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

• Cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ảnh 2)

Lời giải:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta.

- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với:

+ Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ (ở phía nam).

+ Vịnh Bắc Bộ (ở phía đông nam)

+ Các nước Lào và Trung Quốc (ở phía tây và phía bắc).

Câu hỏi trang 15 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:

• Xác định vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng (Fansipan), cao nguyên Mộc Châu.

• Mô tả địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Học sinh tự xác định vị trí trên lược đồ.

- Yêu cầu số 2: Địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... Nơi đây có các dãy núi thấp hình cánh cung và dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta, trên đó có đình Phan-xi-păng cao 3143 m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và các cao nguyên nổi tiếng như: cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La),...

Câu hỏi trang 16 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

- Khí hậu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước. Một số vùng núi cao vào mùa đông đôi khi có tuyết rơi như: Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn).....

Câu hỏi trang 16 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : • Xác định vị trí sông Hồng, sông Đà và sông Lô trên hình 1.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ảnh 4)

• Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy mô tả về sông của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ảnh 5)

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Học sinh tự xác định vị trí trên lược đồ.

- Yêu cầu số 2:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông, suối; trong đó sông Hồng, sông Đà, sông Lô là những sông lớn. Sông Đà và sông Lô là hai sông đổ nước vào sông Hồng.

+ Do địa hình dốc nên sông ở đây có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh, đặc biệt là sông Đà.

Câu hỏi trang 16 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin, em hãy nêu ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân.

Lời giải:

- Thuận lợi:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình đa dạng, khí hậu với mùa đông lạnh là điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây xứ lạnh (đào, lê, mận, hồi, thảo quả, su su, bắp cải,...).

+ Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê,...).

+ Sông ngòi trên địa hình dốc tạo điều kiện để phát triển thuỷ điện.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn là vùng có nhiều cảnh đẹp để phát triển du lịch.

- Khó khăn:

+ Địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng cũng gây ra nhiều thiên tai như: lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại,... ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

+ Địa hình dốc, phức tạp là trở ngại đối với giao thông vận tải và xây dựng.

Câu hỏi trang 17 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy đưa ra một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

- Để bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, cần có một số biện pháp sau:

+ Nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.

+ Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lí.

+ Tổ chức định canh, định cư, ổn định và nâng cao đời sống cho người dân.

+ Tập huấn kĩ năng phòng chống thiên tai cho người dân.

Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 3 trang 18

Câu 1

Quan sát hình 4,5,6 hãy chỉ vị trí tương ứng của các địa điểm này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

Câu 1

Trả lời:

Câu 1

Câu 2

Lựa chọn một đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu hoặc sông ngoài) ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để hoàn thành sơ đồ theo gợi ý dưới đây:

Câu 2

Trả lời:

  • Đặc điểm thiên nhiên: Khí hậu hè nóng và mưa nhiều, đông lạnh và mưa ít.
  • Ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất: Thích hợp phát triển nông nghiệp những cây nông nghiệp ưa lạnh.
  • Đề xuất biện pháp: Gia tăng diện tích đất canh tác kết hợp các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại.

Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 3 trang 18

Câu 1

Vào kì nghỉ lễ Tết Nguyên đán, bạn Lan cùng bố mẹ đi du lịch ở Sapa (tỉnh Lào Cai). Theo em, bạn Lan cần chuẩn bị trang phục như thế nào cho phù hợp? Vì sao?

Trả lời:

Du lịch Sapa tết Nguyên Đán bạn cần chuẩn bị trang phục ấm áp. Nhiệt độ tại Sapa dịp này khoảng 10 – 20 độ C và ban đêm sẽ rất lạnh.

Câu 2

Quan sát hình 7, em hãy:

Câu 1

  • Dự đoán những rủi ro có thể xảy ra.
  • Đưa ra lời khuyên cho người dân về việc chọn địa điểm xây dựng nhà ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Sạt lở đất có thể gây thiệt hại tới người và tài sản.

Nên chọn khu vực bằng phẳng, cách xa những ngọn núi dốc, không có rừng cây.

>> Bài tiếp theo: Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 4 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi chi tiết các bài soạn tiếp theo tại chuyên mục: Giải Lịch Sử và Địa Lí 4 Cánh Diều. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn dễ dàng trả lời câu hỏi trong bài, từ đó học tốt môn Lịch Sử - Địa lí 4 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều

    Xem thêm