Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 20: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 20: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên Chân trời sáng tạo có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4. Dưới đây là toàn bộ bài giải sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 20.

>> Bài trước: Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên Chân trời sáng tạo

Khởi động Lịch sử - Địa lí 4 Bài 20 trang 82

Câu hỏi trang 82 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Hình 1, hình 2 gợi cho em điều gì về hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên?

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 20: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Lời giải:

- Hình 1, hình 2 cho em biết những hoạt động sản xuất chính ở vùng Tây Nguyên là:

+ Trồng trọt các loại cây công nghiệp, như: chè, cao su, cà phê, hồ tiêu,…

+ Xây dựng các nhà máy thủy điện.

Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Bài 20 trang 82, 83, 84 

1. Dân cư

Câu hỏi trang 82 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Dựa vào bảng số liệu và thông tin, em hãy:

- Kể tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.

- Cho biết quy mô và mật độ dân số của vùng Tây Nguyên năm 2020.

- So sánh quy mô và mật độ dân số của vùng Tây Nguyên năm 2020 với các vùng khác.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 20: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Lời giải:

- Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống như: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Kinh,...

- Năm 2020, quy mô dân số của vùng Tây Nguyên đạt 14063 nghìn người và mật độ dân số đạt 139 người/km2.

- Tây Nguyên là vùng thưa dân. So với các vùng khác trong cả nước, Tây Nguyên có số dân và mật độ dân số thấp nhất.

2. Hoạt động sản xuất

a) Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc

Câu hỏi trang 83 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy kể tên một số cây công nghiệp và vật nuôi chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. Cho biết nơi phân bố của chúng.

Lời giải:

- Kể tên:

+ Một số cây công nghiệp chủ yếu ở Tây Nguyên là: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè.

+ Vật nuôi chủ yếu ở Tây Nguyên là: bò

- Vị trí phân bố:

+ Cây cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh: Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông.

+ Cây hồ tiêu được trồng nhiều ở các tỉnh: Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông.

+ Cây cao su được trồng nhiều ở các tỉnh: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk

+ Cây chè được trồng nhiều ở các tỉnh: Gia Lai; Lâm Đồng.

+ Bò được nuôi nhiều ở các tỉnh: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk; Lâm Đồng

b) Phát triển thuỷ điện

Câu hỏi trang 84 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy kể tên một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên. Cho biết các nhà máy đó được xây dựng trên những sông nào.

Lời giải:

- Kể tên một số nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên: Y-a-ly; Sê san 3; An Khê; Ayun Hạ; Đrây H’Linh; Buôn Kuốp; Đồng Nai 3; Đồng Nai 4.

- Xác định:

+ Nhà máy thủy điện Y-a-ly và Sê san 3 được xây dựng trên sông Sê San.

+ Nhà máy thủy điện An Khê và Ayun Hạ được xây dựng trên sông Ba.

+ Nhà máy thủy điện Đrây H’Linh và Buôn Kuốp được xây dựng trên sông Sê-rê-pốk.

+ Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 được xây dựng trên sông Đồng Nai.

Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 20 trang 84

Câu 1

Dựa vào hình 3, em hãy xác định trên lược đồ nơi trồng cây cà phê, cao su, chè và nuôi bò ở vùng Tây Nguyên.

Câu 1

Trả lời:

Câu 1

Câu 2

Căn cứ vào hình 3, em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau và ghi vào vở:

Câu 2

Trả lời:

Nhà máy thủy điện trên các dòng sông:

  • Sông Đồng Nai: Đồng Nai 3, Đồng Nai 4
  • Sông Sê-rê-pôk: Đrây H'linh, Buôn Kuốp
  • Sông Sê San: Sê San 3, Ialy
  • Sông Ba: Ayun Ha, An Khê

Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 20 trang 84

Em hãy sưu tầm thông tin về một sản phẩm nông nghiệp của vùng Tây Nguyên và giới thiệu với các bạn cùng lớp.

Trả lời:

Ở Việt Nam nhắc tới cà phê chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng với những loại cà phê thượng hạng vào bậc nhất trên thế giới đó chính là vùng Tây Nguyên. Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng thường được trồng nhiều nhất ở hai tỉnh Đắc lắc và Gia Lai.

Cà phê Tây Nguyên Arabica là một trong các loại cafe nổi tiếng ở Việt Nam, đặc thù của loại cà phê này đó là nó có hạt hơi dài và thường được trồng ở độ cao trên 600m chủ yếu nó được trồng ở tỉnh Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ. Quả cà phê Arabica thông thường sẽ được thu hoạch sau đó lên men bằng hình thức ngâm nước cho nở sau đó mới rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế mà hương vị của cà phê Arabica hơi chua, đây cũng là lời giải thích cho rất nhiều người khi uống cà phê thường thấy hơi chua, đó chính là ở cách chế biến. Vị hơi chua được coi là một đặc điểm khác biệt của loại cà phê Arabica này.

>> Bài tiếp theo: Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết các bài soạn tiếp theo tại chuyên mục: Giải Lịch Sử và Địa Lí 4 CTST. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em dễ dàng trả lời câu hỏi trong bài, từ đó học tốt môn Lịch Sử - Địa lí 4 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm