Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luật chính tả trong công nghệ giáo dục lớp 1

VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn Luật chính tả trong công nghệ giáo dục lớp 1 và các bài toán, tiếng Việt 1 trong công nghệ giáo dục để các em vận dụng vào làm thực tế. Mời các thầy cô cùng các em tham khảo.

I. Luật viết hoa

1. Tiếng đầu câu:Tiếng đầu câu phải viết hoa.

2. Tên riêng:

2.1. Tên riêng Tiếng Việt:

- Viết hoa tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Vạn Xuân, Việt Nam.

- Một số trường hợp tên riêng địa lí được cấu tạo bởi 1 danh từ chung (sông, núi, hồ,đảo, đèo) kết hợp với một danh từ riêng (thường có một tiếng) có kết cấu chặt chẽ đã thành đơn vị hành chính thì viết hoa tất cả các tiếng. VD: Sông Cầu, Sông Thao, Hồ Gươm, Cửa Lò,…

- Ngoài các trường hợp trên ra thì chỉ viết hoa tiếng là danh từ riêng. VD: sông Hương, núi Ngự, cầu Thê Húc, …

2.2. Tên riêng tiếng nước ngoài:

- Trường hợp các tên riêng nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt thì viết hoa như viết tên riêng Việt Nam. VD: Hàn Quốc, Bồ Đào Nha,…

- Trường hợp các tên riêng nước ngoài không phiên âm qua âm Hán – Việt thì chỉ viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

VD: Cam-pu-chia, Xinh-ga-po,….

3. Viết hoa để tỏ sự tôn trọng: Ví dụ: Bà Trưng, Bà Triệu…

II. Luật ghi tiếng nước ngoài

Các trường hợp không phiên âm qua âm Hán – Việt thì nghe thế nào viết thế ấy (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ) phải có gạch nối.

Ví dụ: Pa-nô, pi-a-nô.

III. Luật ghi dấu thanh

- Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá, loá, quỳnh, bào, mùi…

- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.

Ví dụ: mía, múa…

- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi.

Ví dụ: miến, buồn…

IV. Luật ghi một số âm đầu:

1. Luật e, ê, i:

– Âm /c/ (cờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ k (gọi là ca)

– Âm /g/ (gờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ gh (gọi là gờ kép)

– Âm /ng/ (ngờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ ngh (gọi là ngờ kép)

2. Luật ghi âm /c/ (cờ) trước âm đệm.

Âm /c/ (cờ) đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu) và âm đệm viết bằng chữ u. VD: qua, quyên,….

3. Luật ghi chữ “gì”

Ở đây có hai chữ i đi liền nhau. Khi viết phải bỏ một chữ i (ở chữ gi), thành gì.

V. Luật ghi một số âm chính

1. Quy tắc chính tả khi viết âm i:

– Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài):

+ Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm)

+ Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá)

– Tiếng có âm đầu (và âm /i/) thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i: thi sĩ

– Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): huy, quy (không được viết là qui)

2. Cách ghi nguyên âm đôi:

– Nguyên âm đôi /iê/ (đọc là ia) có 4 cách viết:

+ Không có âm cuối: viết là ia. Ví dụ: mía.

+ Có âm cuối: viết là iê. Ví dụ: biển.

+ Có âm đệm, không có âm cuối thì viết là: ya. Ví dụ: khuya.

+ Có âm đệm, có âm cuối, hoặc không có âm đầu thì viết là: yê. Ví dụ: chuyên, tuyết… yên, yểng…

– Nguyên âm đôi /uô/ (đọc là ua) có hai cách viết:

+ Không có âm cuối: viết là ua. Ví dụ: cua.

+ Có âm cuối: viết là uô. Ví dụ: suối.

– Nguyên âm đôi /ươ/ (đọc là ưa) có 2 cách viết:

+ Không có âm cuối: viết là ưa. Ví dụ: cưa.

+ Có âm cuối: viết là ươ. Ví dụ: lươn.

VI. Bài tập Toán và tiếng Việt trong công nghệ giáo dục

Số?

3 + ..…= 4

……+ 5 = 7

……- 3 = 2

3 - ….. = 2

4 + …..= 6

……+ 3 = 5

……- 3 = 3

3 - ….. = 1

3 + …..= 8

……+ 4 = 6

……- 4 = 3

4 - ….. = 1

1 + …..= 3

……+ 2 = 4

……- 3 = 4

5 - ….. = 3

3 + ..…= 6

……+ 1 = 5

……- 3 = 4

4 - ….. = 2

4 + …..= 7

……+ 3 = 6

……- 1 = 5

4 - ….. = 3

2 + ..…= 6

……+ 6 = 7

……- 4 = 5

6 - ….. = 4

4 + …..= 9

……+ 1 = 4

……- 2 = 3

5 - ….. = 2

4 + ..…= 10

……+ 6 = 8

……- 2 = 5

7 - ….. = 4

6 + ..…= 9

……+ 4 = 4

……- 2 = 6

7 - ….. = 3

2 + ..…= 10

……+ 5 = 7

……- 3 = 5

7 - ….. = 1

7 + ..…= 9

……+ 6 = 9

……- 4 = 6

7 - ….. = 5

6 + ..…= 9

……+ 7 = 8

……- 1 = 4

8 - ….. = 2

1 + …..= 8

……+ 6 = 10

……- 3 = 6

7 - ….. = 1

8 + ..…= 10

……+ 3 = 7

……- 4 = 2

7 - ….. = 2

7 + …..= 10

……+ 4 = 9

……- 5 = 3

8 - ….. = 4

9 + …..= 10

……+ 7 = 9

……- 2 = 2

8 - ….. = 5

4 + ..…= 8

……+ 3 = 8

……- 4 = 1

9 - ….. = 3

7 + ..…= 8

……+ 8 = 9

……- 5 = 2

8 - ….. = 3

6 + …..= 8

……+ 7 = 7

……- 5 = 0

8 - ….. = 6

5 + …..= 8

……+ 5 = 9

……- 6 = 1

8 - ….. = 1

4 + …..= 5

……+ 1 = 8

……- 7 = 2

9 - ….. = 3

9 + …..= 9

……+ 2 = 9

……- 6 = 3

9 - ….. = 5

5 + …..= 9

……+ 2 = 5

……- 7 = 1

8 - ….. = 4

3 + …..= 10

……+ 7 = 10

……- 8 = 2

9 - ….. = 2

7 + …..= 10

……+ 8 = 9

……- 9 = 1

10 - ….. = 8

0 + …..= 10

……+ 2 = 10

……- 6 = 4

10 - ….. = 4

4 + …..= 9

……+ 8 = 10

……- 9 = 1

10 - ….. = 5

3 + …..= 9

……+ 9 = 10

……- 10 = 0

10 - ….. = 7

1 + …..= 8

……+ 0 = 10

……- 0 = 0

10 - ….. = 3

Bài 1: Điền âm n hay l?

bò ….o cỏ

nhà ..…..á

dì … . ..a

nghỉ…….ễ

….á đa

va …..i

….….á mơ

ca …..ô

…...o nê

…..o nghĩ

kì ….…ạ

xe..…..u

Bài 2: Điền âm ng hay ngh?

bé ……..ủ

…..ô tẻ

nhà ………..ỉ

lá……….ô

……..…ã tư

……ào ……..ạt

…….….é ọ

…….i….….ờ

củ ……....ệ

bé …...ã

bé .….…a

Bé ……….e ra - đi - ô

……..ỉ hè

…..ênh …….ang

….….õ nhỏ

Mẹ ru bé ……..ủ

Bài 3: Điền âm g hay gh?

……….ò bó

……..à …….ô

nhà ……..a

……....ế ……...ỗ

……….à ri

Bé ….….é nhà bà

……..i nhớ

Chị Hà …….ì bé

………e ngo

……….ê sợ

……….ồ …..…..ề

tủ …..ỗ

Bài 4: Điền âm c, q hay k?

……..ì ……..ọ

……..ẻ ……..ả

lá …….ờ

……..ẻ vở

…….. á …… ờ

….uê nhà

……ủ từ

….úy hóa

…..a nô

……uả cam

xe……ộ

.......ể lể….à …ê.

Bài 5: Điền âm ch hay tr?

cá …...ê

…….ẻ tre

lá ……e

trì…....ệ

…..ả cá

…….e ngà

….a mẹ

lã….ã

nhà ……ọ

…….ó xù

giò …..ả

….ú Tư

Bài 6: Điền âm r, d hay gi?

gà ..…i

…….ả da

…….a dẻ

giá …...ẻ

……a cá

chả …….ò

…...ò rỉ

lò …...ò

Bài 7: Đưa tiếng vào mô hình.

Còn tiếp

Các em nhỏ cần học về luật chính tả nhiều nên giáo viên phải tìm nhiều phương pháp dạy để cho các em ghi nhớ lâu mà từ đó tạo thành kĩ năng để vận dụng vào thực tế cho các em. Bài viết trên của VnDoc.com đã chỉ rõ những nội dung cần học cho các em, mời thầy cô cùng tham khảo.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Luật chính tả trong công nghệ giáo dục lớp 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu về Học vần lớp 1Giải bài tập Toán lớp 1 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải cùng các chuyên mục lớp 1 khác quan trọng như: Toán lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Đề kiểm tra cuối tuần Toán 1, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 1, Bài tập cuối tuần lớp 1, Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 1,....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học vần lớp 1

    Xem thêm