Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Ngữ văn lớp 9: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Ngữ văn lớp 9: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hiểu rõ hơn về phương thức và vận dụng yếu tố miêu tả thường dùng trong văn bản thuyết minh. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Tóm tắt bài

1.1. Tóm tắt lí thuyết

Để làm một bài văn thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả gồm 3 phần:

Mở bài:

+ Giới thiệu về vấn đề thuyết minh.

+ Miêu tả vài nét về vấn đề thuyết minh.

Thân bài:

- Tìm ý làm rõ vấn đề cần thuyết minh, lựa chọn, xác định ý cần miêu tả.

- Cung cấp những thông tin quan trọng, cần thiết về đề tài thuyết minh.

- Sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định, hợp lí giúp người đoc nắm được vấn đề và dễ hình dung.

Kết bài:

Làm rõ vấn đề thuyết minh và cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

1.2. Dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam kết hợp với yếu tổ miêu tả

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

Thân bài:

Hình dáng chiếc nón: hình chóp

+ Các nguyên liệu làm nón:

- Mo nang làm cốt nón

- Lá cọ để lợp nón

- Nứa rừng làm vòng nón

- Dây cước, sợi guột để khâu nón

- Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

+ Quy trình làm nón:

- Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng

- Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

- Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

+ Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây.

+ Tác dụng:

- Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ.

- Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

Kết bài:

Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

Bài tập minh họa

ví dụ:

Đề: Thuyết minh về cây bút bi

Gợi ý làm bài

Mở bài:

- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

Thân bài:

- Nguồn gốc, xuất xứ

- Cấu tạo: 2 bộ phận chính

+ Vỏ bút, ruột bút, bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

- Phân loại:

+ Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả)

- Nguyên lý hoạt động, bảo quản

+ Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

+ Bảo quản: Cẩn thận.

- Ưu điểm, khuyết điểm:

* Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

* Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Ý nghĩa:

+ Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

+ Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

+ Dùng để viết, để vẽ.

+ Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.

+ Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.

Kết bài:

- Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.

- Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

3. Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Để sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, các em có thể tham khảo

Soạn bài lớp 9: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm