Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Lý thuyết Ngữ văn 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận được VnDoc.com đăng tải, sẽ giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ Văn 12 hơn. Chúc các em học tốt!

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận sẽ giúp chúng ta luyện tập cách kết hợp các thao tác lập luận trong một vài văn nghị luận. Cùng VnDoc.com củng cố các kiến thức về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đã được học từ lớp 11.

1. Kiến thức cơ bản về các thao tác lập luận

Các thao tác lập luận thường sử dụng trong văn nghị luận:

- Chứng minh: sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để người đọc, người nghe tin vấn đề nào đó trong đời sống văn học.

- Giải thích: dùng lí lẽ, dẫn chứng giải thích cặn kẽ giúp người đọc hiểu một vấn đề trong đời sống, văn học

- Phân tích: chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận xem xét trong bản chất giúp tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo

- So sánh: nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc mặt trong cùng một sự vật để tìm ra điểm giống, khác nhau nhận định rõ ràng đặc điểm, giá trị của sự vật, hiện tượng

- Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng gạt bỏ quan điểm, ý kiến

Trong văn nghị luận khi sử dụng kết hợp các thao tác sẽ tạo nên sự chặt chẽ, thuyết phục trong lập luận

2. Bài tập củng cố luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Bài 1: Em hãy nêu văn bản mà tác giả sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau.

Bài 2: Viết một văn bản nghị luận ngắn trong đó vận dụng các thao tác lập luận đã học trình bày quan điểm của em về nét đặc sắc em phát hiện ra từ một bài thơ, một thiên truyện

Gợi ý trả lời:

Bài 1: Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh vận dụng nhiều thao tác lập luận.

- Lập luận bác bỏ: phủ nhận giọng điệu xảo trá của thực dân Pháp khi mang danh “khai hóa” sang cướp nước ta.

- Thao tác chứng minh: tác giả chỉ ra những lí lẽ không thể chối cãi được, trên các mặt chính trị, về kinh tế

* Tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Thao tác chứng minh: chứng minh luận điểm dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta

- Thao tác so sánh: so sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với nhiều thứ của quý, với làn sóng mạnh mẽ, giúp người đọc hình dung ra được giá trị của lòng yêu nước

Bài 2: Nghị luận về hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Mở bài

Giới thiệu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, chủ đề tình yêu với những khám phá mới mẻ, thú vị trong hình tượng sóng.

Thân bài

- Bài thơ là trái tim chân thật, luôn tha thiết với tình yêu, khao khát hạnh phúc đời thường

Sóng là hình tượng mới mẻ, sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh

Sóng là những rung động, bồi hồi mãnh liệt của người con gái khi yêu

- Cấu trúc đan cài, xen kẽ 2 hình tượng: sóng – bờ, anh- em, tạo ra sự suy tư về cuộc đời, quy luật vĩnh hằng tự nhiên trong khao khát hóa thân

(Sử dụng thao tác so sánh thấy được cách thể hiện chủ đề tình yêu của Xuân Quỳnh so với Xuân Diệu)

- Sử dụng đặc tính của sóng chỉ để những sắc thái trái ngược nhau, những trạng thái tâm lý tình yêu cùng tồn tại và khó lí giải trong tâm lý người đang yêu

- Sự bắt đầu của sóng, như khởi nguồn đầy bí ẩn, khó lý giải của tình yêu

- Sự phát triển những trạng thái của sóng và những quy luật muôn thuở của tình yêu

- Sự lý giải biểu tượng sóng, biểu hiện của tình yêu, nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, khao khát tuổi trẻ

Kết bài:

Khẳng định phát hiện mới mẻ và cách thể hiện độc đáo hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên đã để lại dấu ấn sâu đậm tên tuổi của tác giả Xuân Quỳnh

(Bài viết sử dụng thao tác chứng minh, so sánh, bình luận)

Các tài liệu liên quan:

Ngoài tài liệu: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 12

    Xem thêm