Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Lý thuyết và Bài tập vận dụng có lời giải chi tiết bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ sau đây sẽ giúp các em củng cố kiến thức phần Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 12, từ đó học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn. Mời các em cùng tham khảo.

Lý thuyết Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

I. Kiến thức cơ bản

- Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng, (một bài thơ, một đoạn thơ, một hình tượng thơ…)

Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ… của bài thơ, đoạn thơ

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

Thân bài:

- Hoàn cảnh sáng tác, phong cách sáng tác, nội dung chính, vị trí thơ…

- Bàn về giá trị nội dung, nghệ thuật

- Có thể phân tích từng khổ, từng dòng

- Phân tích hình tượng thơ, chỉ ra biện pháp nghệ thuật, phân tích nhịp điệu, cấu tứ

Kết bài: Khẳng định, đánh giá chung về bài thơ

II. Bài tập vận dụng

Hãy phân tích đoạn thơ

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Gợi ý:

Phân tích khổ thơ đầu bài Tây Tiến

Mở đoạn: Giới thiệu qua về tác phẩm Tây Tiến và khổ thơ đầu bài

Thân đoạn:

- Nỗi nhớ khôn nguôi da diết đến cháy bỏng về sông Mã, đoàn quân Tây Tiến

  • Nỗi nhớ về rừng núi hoang sơ, kì vĩ nhưng cũng hiểm trở trong những lần đi hành quân
  • Từ láy “chơi vơi” gợi nỗi nhớ lửng lơ, nỗi nhớ như rừng núi, nhớ về đồng đội
  • Các địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông gắn liền với con đường chiến đấu gian lao
  • Những cuộc hành quân vất vả, vượt qua hiểm nguy của binh đoàn Tây Tiến
  • Sự hi sinh anh dũng, nhưng hiên ngang, bất khuất của những người lính Tây Tiến (Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời)

- Cảnh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, hoang sơ

  • Địa hình đồi núi “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”
  • Sự lạnh lẽo, nguy hiểm chốn rừng thiêng nước độc (Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời)
  • Nỗi nhớ về những điều ấm áp, nghĩa tình khó quên trong cuộc đời người lính (Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi)

⇒ Nỗi nhớ về đồng đội, về những ngày tháng chiến đấu gian lao mà anh hùng ở mảnh đất Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng hiểm nguy, trắc trở.

Các tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 954
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ Văn 12

    Xem thêm