Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 16

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ lớp 11 bài 16: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

I. Nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực

- Nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực là công việc áp dụng các kiến thức toán, khoa học, kĩ thuật vào việc đáp ứng yêu cầu kinh tế.

- Các sản phẩm cơ khí động lực gồm động cơ đốt trong, thân vỏ tàu thủy, hình dáng khí động học của máy bay, hệ thống truyền lực cho ô tô, toàn bộ ô tô,...

+ Nhóm công việc này phổ biến tại các trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất sản phẩm cơ khí động lực.

+ Nhóm công việc này đòi hỏi người thực hiện có trình độ cao, sự sáng tạo, cẩn thận và tỉ mỉ.

- Để thực hiện nhóm công việc này, cần theo học các chương trình đào tạo kĩ thuật cơ khí động lực, ô tô, tàu thủy, hàng không hoặc các ngành có liên quan như kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điều khiển và tự động hoá.

- Nhóm công việc này thường được thực hiện bởi các kỹ sư như kỹ sư kĩ thuật cơ khí động lực, kỹ sư kĩ thuật ô tô, kỹ sư kĩ thuật hàng không, kỹ sư kĩ thuật tàu thuỷ,...

II. Sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực

- Sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực bao gồm chế tạo các chi tiết, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.

- Nhóm công việc này thường được thực hiện tại các nhà máy sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực.

- Để thực hiện công việc này, cần có sức khỏe tốt, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, và tuân thủ quy trình lao động.

- Các ngành đào tạo liên quan đến công việc này bao gồm công nghệ kĩ thuật cơ khí, công nghệ kĩ thuật thuỷ lực, công nghệ hàn, công nghệ sơn.

- Các kĩ thuật viên và thợ chuyên nghiệp thường thực hiện công việc này, bao gồm kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật hàng không, kĩ thuật viên máy tự động, kĩ thuật viên kĩ thuật ô tô, thợ hàn, thợ lắp ráp máy cơ khí, thợ phun sơn xe cơ giới.

III. Bảo dưỡng, sửa chữa máy cơ khí động lực

- Nhóm công việc bảo dưỡng, sửa chữa các máy cơ khí động lực có nhiều công việc cụ thể như kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật và khắc phục các sự cố.

- Cần thực hiện các công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết và kiểm tra trước khi xuất xưởng.

- Nhóm công việc này phổ biến ở các cơ sở dịch vụ kĩ thuật và phân xưởng sửa chữa máy cơ khí động lực của các doanh nghiệp lớn.

- Người thực hiện cần có sức khoẻ tốt, trình độ đào tạo phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, kĩ năng giao tiếp tốt, tuân thủ quy trình và nội quy lao động cao.

- Để thực hiện công việc này, cần theo học các chương trình đào tạo các ngành phù hợp.

- Công việc này chủ yếu được thực hiện bởi các nghề thợ và kĩ thuật viên như: thợ cơ khí và sửa chữa xe cơ giới, thợ cơ khí và sửa chữa máy bay, thợ cơ khí và sửa chữa máy móc nông nghiệp và công nghiệp, kĩ thuật viên kĩ thuật ô tô, kĩ thuật viên máy tàu thủy

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 17

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Công nghệ 11 bài 16: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Công nghệ 11 Cánh diều Kinh tế & Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chàng phi công
    Chàng phi công

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 13:31 20/09
    • Bông cải nhỏ
      Bông cải nhỏ

      🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘

      Thích Phản hồi 13:31 20/09
      • Mỡ
        Mỡ

        😗😗😗😗😗😗😗😗😗

        Thích Phản hồi 13:32 20/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 11 Kết nối tri thức

        Xem thêm