Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 7 Chân trời sáng tạo bài 14

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lí lớp 7 bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ sách Chân trời sáng tạo chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lý 7.

A. Lý thuyết Địa lí 7 bài 14

1. Đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mỹ

a. Địa hình

- Bắc Mỹ có địa hình đa dạng, phân hóa theo chiều Đông Tây

+ Phía Tây: là hệ thống núi trẻ Coóc-đie cao và đồ sộ kéo dài 9000km theo chiều Bắc Nam, xen kẽ giữa các dãy núi là các cao nguyên và bồn địa.

+ Phía Đông: là miền núi già Apalat và cao nguyên Labrado.

+ Ở giữa: là đồng bằng cao trung bình 200-300m thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

b. Khí hậu

- Khí hậu bắc Mỹ đa dạng, vừa phân hóa theo chiều Bắc-Nam, vừa phân hóa theo chiều Tây-Đông.

+ Đới khí hậu cực và cận cực: từ 60oB lên vùng cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh, lượng mưa rất ít

+ Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất từ 40o-60oB. Vùng ven biển khí hậu ôn hòa, mưa tương đối lớn. Vào sâu trong nội địa, mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ Bắc xuống Nam. Mùa đông ở phía Bắc lạnh, tuyết phủ dày, ở phía Nam ít lạnh hơn. Lượng mưa ít, nhiều nơi không mưa trong thời gian dài.

+Đới khí hậu cận nhiệt: chiếm diện tích lớn ở phía Nam. Ven biển phía Tây có khí hậu cận nhiệt địa Trung Hải mùa hè nóng khô, mùa đông ấm lượng mưa khá ít. Ven biển phía Đông có khí hậu cận nhiệt ẩm mùa hè nóng ẩm, mùa đông tương đối lạnh khô, lượng mưa khá nhiều và tăng dần về phía biển.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: chiếm diện tích nhỏ nhất ở phía Nam bán đảo Florida và quần đảo Ha-Oai, nhiệt độ quanh năm cao, lượng mưa nhiều phân bố không đều.

c. Sông và hồ

- Bắc Mỹ có hệ thống sông và hồ khá phát triển, nguồn cung cấp nước là do băng tuyết tan và do mưa.

+ Các hệ thống sông lớn như sông Xanh Lô-răng, Mit-xi-xi-pi, Ri-O-Gran-Đê. Phần lớn các sông đổ ra Đại Tây Dương.

+ Bắc Mỹ có nhiều hồ phần lớn phân bố ở phía Bắc. Hồ Lớn là hệ thống quan trọng nhất gồm 5 hồ nối liền nhau: hồ Thượng, hồ Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri, Ôn-ta-ri-o.

d. Các đới thiên nhiên

- Thiên nhiên Bắc Mỹ rất đa dạng, bao gồm 3 đới:

+ Đới lạnh: có khí hậu cực và cận cực, cảnh quan chủ yếu là đồng rêu phía nam có rừng thưa, động vật ít phong phú chủ yếu các loài chịu lạnh, có băng tuyết vĩnh cửu rất lớn.

+ Đới ôn hòa: có diện tích lớn nhất ở phía nam Can-na-da, và phần lớn lãnh thổ Hoa Kì. Thiên nhiên có sự thay đổi từ rừng lá kim ở phía Bắc sang đồng cỏ ở trung tâm và rừng lá rộng ở phía nam. Ở Tây Nam Hoa Kì có rừng lá cứng, cây bụi, vùng nội địa có các hoang mạc và bán hoang mạc. Động vật gồm: bò rừng mỹ, Sư tử mỹ, chó sói, gấu nâu...

+ Đới nóng: chiếm diện tích lớn ở phía nam Hoa Kì phát triển rừng nhiệt đới ẩm. Phía Tây Nam có khí hậu khô hạn nên cảnh quan chủ yếu là cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc. Ha-Oai nằm biệt lập ở Thái Bình Dương có nhiều loài đặc hữu.

2. Dân cư, xã hội Bắc Mỹ

a. Vấn đề nhập cư và chủng tộc

- Sau năm 1942, nhiều chuyến thám hiểm đến châu Mỹ được tài trợ bởi các nước châu Âu, thúc đẩy dòng người từ châu Âu di cư vào Bắc Mỹ.

- Thế kỉ XVI đến XIX, người châu Phi bị cưỡng bức tới Bắc Mỹ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, công trình xây dựng.

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Bắc Mỹ thu hút người nhập cư khắp nơi trên thế giới.

- Những thập niên gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu từ khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á. Hoa Kì là quốc gia nhận người nhập cư lớn nhất trên thế giới

- Do lịch sử nhập cư lâu dài, Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng: Môngôlôit, Ơrôpêôit, Nêgrôit. Các chủng tộc ở Châu Mĩ đã hòa huyết tạo nên các thành phần người lai.

- Năm 2020, Bắc Mỹ có số dân gần 370 triệu người, trong đó người nhập cư lớn nhất. Người nhập cư có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và tạo ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội văn hóa ở Bắc Mỹ.

Hoa Kì là đất nước của người nhập cư

b. Vấn đề đô thị hóa

- Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Những vùng phát triển công nghiệp sớm như vùng ven hồ lớn, đông bắc Hoa Kì... là nơi bắt đầu quá trình đô thị hóa nên tập trung nhiều đô thị lớn, nổi bật là dải đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.

- Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ được thúc đẩy bởi các ngành dịch vụ và công nghệ cao. Các đô thị phát triển nhanh ở tây nam Hoa Kì, các nơi thiên nhiên ít thuận lợi thì đô thị thưa thớt hơn.

- Năm 2020, có hơn 300 triệu người sinh sống trong các đô thị chiếm tỉ lệ 83%. Hai siêu đô thị của Bắc Mỹ là Niu Ioóc và Lốt an-giơ-lét.

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 bài 14

Câu 1. Hệ thống núi Cooc-đi-e chiếm ưu thế tại khu vực địa hình nào của Bắc Mỹ?

A. Miền núi thấp.

B. Miền đồng bằng.

C. Miền sơn nguyên.

D. Miền núi cao.

Đáp án: D

Giải thích:

Miền núi cao phân bố ở phía tây là địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9000 km theo chiều bắc nam. Hệ thống núi Cooc-đi-e chiếm ưu thế… (SGK trang 144).

Câu 2. Ở vùng ven biển khí hậu Bắc Mỹ có đặc điểm gì?

A. Khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn.

B. Khí hậu cận nhiệt, lượng mưa tương đối lớn.

C. Khí hậu ôn hòa, lượng mưa thấp.

D. Khí hậu cận nhiệt, lượng mưa thấp.

Đáp án: A

Giải thích:

Ở vùng ven biển khí hậu khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn. (SGK - trang 145).

Câu 3. Khí hậu cực và cận cực của Bắc Mỹ phân bố ở khu vực nào?

A. từ 300B trở lên vùng cực.

B. từ 600B trở lên vùng cực.

C. từ 230B trở lên vùng cực.

D. từ 350B trở lên vùng cực.

Đáp án: B

Giải thích:

Khí hậu cực và cận cực: phân bố từ 600B trở lên vùng cực. (SGK - trang 145).

Câu 4. Vào sâu trong nội địa nhiệt độ ở Bắc Mỹ thay đổi như thế nào?

A. Giảm dần.

B. Giảm dần từ bắc xuống nam.

C. Nóng dần từ đông sang tây.

D. Tăng dần từ bắc xuống nam.

Đáp án: D

Giải thích:

Vào sâu trong nội địa, mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam (SGK - trang 145).

Câu 5. Khí hậu khô hạn phân bố ở khu vực nào của Bắc Mỹ?

A. Ven biển.

B. Núi cao.

C. Nội địa.

D. Đồng bằng.

Đáp án: C

Giải thích:

Vào sâu trong nội địa, mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam…, nhiều nơi không mưa trong thời gian dài. (SGK-trang 145).

Câu 6. Địa hình núi thấp và núi trung bình nằm ở phía nào của Bắc Mỹ?

A. Phía tây.

B. Phía đông.

C. Phía bắc.

D. Phía nam.

Đáp án: B

Giải thích:

Miền núi thấp và trung bình ở phía đông… (SGK - trang 144).

Câu 7. Miền núi Cooc-đi-e nằm ở phía nào của Bắc Mỹ?

A. Phía bắc.

B. Phía tây.

C. Phía nam.

D. Phía đông.

Đáp án: B

Giải thích:

Miền núi cao phân bố ở phía tây là địa hình hiểm trở … Hệ thống núi Cooc-đi-e chiếm ưu thế… (SGK - trang 144).

Câu 8. Miền núi cao ở Bắc Mỹ kéo dài bao nhiêu km?

A. 9000 km.

B. 6000 km.

C. 8000 km.

D. 7000 km.

Đáp án: A

Giải thích:

Miền núi cao phân bố ở phía tây là địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9000 km theo chiều bắc nam. (SGK - trang 144).

Câu 9. Địa hình đồng bằng nằm ở khu vực nào của Bắc Mỹ?

A. Phía bắc.

B. Phía tây.

C. Phía nam.

D. Ở giữa.

Đáp án: D

Giải thích:

Miền đồng bằng là khu vực rộng lớn ở giữa … (SGK - trang 144).

Câu 10. Dãy núi A-pa-lat nằm ở phía nào của Bắc Mỹ?

A. Phía đông.

B. Phía tây.

C. Phía nam.

D. Ở giữa.

Đáp án: A

Giải thích:

Miền núi thấp và trung bình ở phía đông, bao gồm dãy núi già A-pa-lat… (SGK - trang 144).

Câu 11. Đới khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ?

A. Nhiệt đới.

B. Cực và cận cực.

C. Cận nhiệt.

D. Ôn đới.

Đáp án: D

Giải thích:

Đới khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất, ở khoảng vĩ độ 400 đến 600B. (SGK-trang 145).

Câu 12. Ở Bắc Mỹ có nhiều hồ rộng lớn, phân bố nhiều ở?

A. Phía nam.

B. Phía bắc.

C. Miền núi Cooc-đi-e.

D. Trên các sơn nguyên phía đông.

Đáp án: B

Giải thích:

Bắc Mỹ có nhiều hồ, phân bố ở phía bắc. (SGK - trang 145).

Câu 13. Đặc điểm sông, hồ Bắc Mỹ?

A. Mạng lưới sông ít.

B. Nhiều sông lớn, nhiều nước.

C. Mạng lưới sông dày.

D. Mạng lưới sông hồ khá phát triển.

Đáp án: D

Giải thích:

Bắc Mỹ hệ thống sông, hồ khá phát triển (SGK - trang 145).

Câu 14. Hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ là?

A. Sông Ma-ken-di.

B. Sông Ri-ô Gran-đê.

C. Sông Mit-xi-xi-pi.

D. Sông Nen-sơn.

Đáp án: C

Giải thích:

Sông Mit-xi-xi-pi là hệ thống sông lớn nhất ở Bắc Mỹ… (SGK - trang 145).

Câu 15. Thành phần dân cư nào ở Bắc Mỹ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa và tạo ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội?

A. Người Tây Ban Nha.

B. Người Anh-điêng.

C. Người bản địa.

D. Người nhập cư.

Đáp án: D

Giải thích:

Người nhập cư có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa và tạo ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội ở Bắc Mỹ. (SGK - trang 145).

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 7 Chân trời sáng tạo bài 15

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Địa lý lớp 7 Kết nối tri thức Địa lý lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😄😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 09:58 03/04
    • Sunny
      Sunny

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 09:58 03/04
      • Sếp trong nhà
        Sếp trong nhà

        🙀🙀🙀🙀🙀🙀🙀

        Thích Phản hồi 09:58 03/04

        Địa lí 7 CTST

        Xem thêm