Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 7 Chân trời sáng tạo bài 15

Lý thuyết Địa lí lớp 7 bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ sách Chân trời sáng tạo chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lý 7.

A. Lý thuyết Địa lí 7 bài 15

1. Phương thức khai thác các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững

a. Khai thác tài nguyên đất

- Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ được khai thác dễ trồng trọt. Do thời gian dài sử dụng lượng phân hóa học lớn nên đất đai bị thoái hóa

- Các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại với các phương thức khai thác đa canh và luân canh, tăng cường sử dụng phân bón sinh học nên năng suất lao động vẫn rất cao đồng thời bảo vệ và chống thoái hóa đất.

Sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp

b. Khai thác tài nguyên nước

- Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. Nguồn nước được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế.

- Việc khai thác nguồn nước quá mức cùng với lượng chất thải rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt dã làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy bảo vệ nguồn nước sông hồ đang rất được quan tâm.

- Các nước Bắc Mỹ đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt về xả thải. Tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt cũng được chú trọng.

c. Khai thác tài nguyên khoáng sản

- Bắc Mỹ có nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn như: than, sắt, đồng, vàng, u-ra-ni-um, dầu mỏ và khí tự nhiên. Từ năm 1950, hoạt động khai thác khoáng sản tăng lên nhanh chóng nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên là cho các tài nguyên này đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

- Hiện nay các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang được sử dụng thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch. Việc này mang nhiều lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.

Khai thác dầu mỏ ở Mĩ

d. Khai thác tài nguyên khác

- Do có 3 mặt giáp với biển và đại dương nên nguồn tài nguyên sinh vật biển rất đa dạng. Lượng thủy sản đánh bắt phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân. Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thủy sản các nước Bắc Mỹ đã quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể.

- Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Một lượng lớn gỗ đã được khai thác cho việc sản xuất giấy và chế biến gỗ. Bên cạnh việc khai thác các quốc gia Bắc Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ rừng như bảo vệ rừng, trồng mới rừng sau khi khai thác.

2. Một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ

- Bắc Mỹ có nhiều trung tâm kinh tế lớn và rất lớn tập trung ở phía đông và đông bắc của Bắc Mỹ (Bô-xtơn, Niu Ioóc, Tô-rôn-tô). Trong những năm gần đây các trung tâm kinh tế xuất hiện nhiều ở phía nam (Hiu-xtơn, và phía tây Lốt an-giơ-lét)

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 bài 15

Câu 1. Việc khai thác quá mức cùng với lượng chất thải rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm?

A. Tài nguyên đất.

B. Không khí.

C. Nguồn nước.

D. Biến đổi khí hậu.

Đáp án: C

Giải thích:

Việc khai thác quá mức cùng với lượng chất thải rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước. (SGK - trang 151).

Câu 2. Các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải, tiết kiệm nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Chống ô nhiễm môi trường.

C. Bảo vệ bầu khí quyển.

D. Bảo vệ nguồn nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Việc bảo vệ nguồn nước sông, hồ đang rất được quan tâm. Các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải, tiết kiệm nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt… (SGK - trang 151).

Câu 3. Khoáng sản tiêu biểu của Bắc Mỹ là?

A. Than, đồng, sắt, vàng, u-ra-ni-um.

B. Than, đồng, sắt, vàng, u-ra-ni-um, dầu mỏ, khí tự nhiên.

C. Than, đồng, sắt, vàng, u-ra-ni-um, nhôm, khí tự nhiên.

D. Than, đồng, sắt, vàng, u-ra-ni-um, dầu mỏ, bô-xit.

Đáp án: B

Giải thích:

Bắc Mỹ là nơi có nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn, tiêu biểu là than, đồng, sắt, vàng, u-ra-ni-um, dầu mỏ, khí tự nhiên. (SGK - trang 151).

Câu 4. Tại sao nguồn tài nguyên sinh vật biển của Bắc Mỹ rất đa dạng?

A. Do vị trí tiếp giáp với ba đại dương lớn.

B. Do có nhiều biển nhỏ xung quanh.

C. Do khí hậu thuận lợi cho sinh vật biển phát triển.

D. Do có nhiều luồng hải lưu.

Đáp án: A

Giải thích:

Do vị trí tiếp giáp với ba đại dương lớn nên nguồn tài nguyên sinh vật biển của Bắc Mỹ rất đa dạng. (SGK - trang 151).

Câu 5. Tại sao các quốc gia ở Bắc Mỹ có những quy định chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể?

A. Để đảm bảo số lượng hải sản đánh bắt.

B. Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thủy hải sản.

C. Để đảm bảo hải sản đánh bắt có chất lượng tốt.

D. Để đảm bảo nguồn hải sản cho công nghiệp chế biến.

Đáp án: B

Giải thích:

Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thủy hải sản, các quốc gia ở Bắc Mỹ có những quy định chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể. (SGK-trang 151).

Câu 6. Đồng bằng Bắc Mỹ được khai thác để?

A. Trồng trọt.

B. Chăn nuôi.

C. Xây dựng đô thị.

D. Làm đồng cỏ.

Đáp án: A

Giải thích:

Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và đã được khai thác từ lâu để trồng trọt. (SGK - trang 150).

Câu 7. Nguyên nhân làm cho đất đai ở Bắc Mỹ bị thoái hóa?

A. Do mưa lớn.

B. Do sử dụng phân hóa học trong thời gian dài.

C. Do sử dụng máy móc trong nông nghiệp.

D. Do trồng quá nhiều vụ trong năm.

Đáp án: B

Giải thích:

Do thời gian dài sử dụng lượng phân hóa học lớn nên đất đai bị thoái hóa. (SGK - trang 150).

Câu 8. Bắc Mỹ áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, kết hợp với phương thức khai thác đa canh và luân canh, tăng cường sử dụng phân bón sinh học nhằm mục đích gì?

A. Khai thác tối đa tài nguyên đất.

B. Đa dạng sản phẩm nông nghiệp.

C. Đảm bảo năng suất lao động, bảo vệ và chống thoái hóa đất.

D. Làm giàu cho nông dân.

Đáp án: C

Giải thích:

Bắc Mỹ áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, kết hợp với phương thức khai thác đa canh và luân canh, tăng cường sử dụng phân bón sinh học nên năng suất lao động vẫn rất cao, đồng thời bảo vệ và chống thoái hóa đất. (SGK - trang 150).

Câu 9. Vì sao Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt dồi dào?

A. Do có nhiều băng tuyết.

B. Do mưa nhiều.

C. Do có nhiều hồ.

D. Do có nhiều sông và hồ lớn.

Đáp án: D

Giải thích:

Bắc Mỹ là khu vực có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. (SGK - trang 151).

Câu 10. Phát triển tổng hợp trong nhiều lĩnh vực : giao thông đường thủy, thủy điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch… nhằm khai thác tài nguyên gì ở Bắc Mỹ?

A. Tài nguyên đất.

B. Nguồn nước.

C. Tài nguyên sinh vật.

D. Tài nguyên biển

Đáp án: B

Giải thích:

Nguồn nước ở đây được sử dụng tổng hợp trong nhiều lĩnh vực : giao thông đường thủy, thủy điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch… (SGK - trang 151).

Câu 11. Vì sao ngành công nghiệp sản xuất giấy và chế biến gỗ phát triển mạnh ở Bắc Mỹ?

A. Bắc Mỹ có công nghệ hiện đại.

B. Bắc Mỹ có nhân công trình độ cao.

C. Bắc Mỹ có tài nguyên rừng rất lớn.

D. Bắc Mỹ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án: C

Giải thích:

Bắc Mỹ có tài nguyên rừng rất lớn…. Một lượng lớn gỗ đã được khai thác dùng cho công nghiệp sản xuất giấy và chế biến gỗ. (SGK-trang 151).

Câu 12. Trung tâm kinh tế Van-cô-vơ thuộc quốc gia nào?

A. Ca-na-đa.

B. Hoa Kỳ.

C. Mê-hi-cô.

D. Bra-xin.

Đáp án: A

Giải thích:

Hình 15.3: Một số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ (SGK-trang 152).

Câu 13. Các trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ phân bố chủ yếu ở?

A. Phía đông.

B. Phía nam.

C. Phía đông và đông bắc.

D. Phía nam và tây nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Phần lớn các trung tâm phân bố tập trung ở khu vực phía đông và đông bắc của Bắc Mỹ. (SGK trang 152).

Câu 14. Trung tâm kinh tế Lôt An-giơ-let nằm ở khu vực nào của Bắc Mỹ?

A. Phía tây.

B. Phía nam.

C. Phía đông và đông bắc.

D. Phía nam và tây nam.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong những năm gần đây, các trung tâm kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều ở phía nam (Hiu-xtơn) và phía tây (Lôt An-giơ-let). (SGK - trang 152).

Câu 15. Trung tâm kinh tế nào sau đây nằm ở phía nam của Bắc Mỹ?

A. Lôt An-giơ-let.

B. Hiu-xtơn.

C. Van-cô-vơ .

D. Niu I-ooc.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong những năm gần đây, các trung tâm kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều ở phía nam (Hiu-xtơn) và phía tây (Lôt An-giơ-let). (SGK-trang 152).

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 7 Chân trời sáng tạo bài 16

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Địa lý lớp 7 Kết nối tri thức Địa lý lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 10:27 03/04
    • Phi Công Trẻ
      Phi Công Trẻ

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 10:27 03/04
      • Vợ cute
        Vợ cute

        🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂

        Thích Phản hồi 10:27 03/04
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lí 7 CTST

        Xem thêm