Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết GDCD 7 Cánh diều bài 12

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết GDCD 7 bài 12: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu, hoàn thành bài tập hiệu quả.

A. Lý thuyết GDCD 7 bài 12

1. Gia đình và vai trò của gia đình

- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

- Đối với mỗi người, gia đình chính là mái ấm yêu thương, là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Gia đình là mái ấm yêu thương

- Đối với xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội.

2. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng con; không được phân biệt đối xử giữa các con; không được ngược đãi, xúc phạm, ép buộc con làm điều trái đạo đức, trái pháp luật.

- Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng; có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.

- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

- Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục con.

3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

- Mỗi người phải tự giác, chủ động, bình đẳng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình, đồng thời tôn trọng quyền của người khác.

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 bài 12

Câu 1. Gia đình có vai trò quan trọng đối với

A. mỗi người và xã hội.

B. toàn thể nhân loại.

C. mỗi đất nước.

D. mỗi dân tộc.

Đáp án: A

Giải thích: Gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi người và xã hội.

Câu 2. Luật Hôn nhân và gia đình quy định vai trò của vợ, chồng trong gia đình là

A. ngang nhau.

B. vợ hơn chồng.

C. chồng hơn vợ.

D. tùy vào hoàn cảnh.

Đáp án: A

Giải thích: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (trích) Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.

Câu 3. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi. P đã vi phạm điều gì sau đây?

A. Quyền và nghĩa vụ của ông, bà.

B. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ

C. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.

D. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này, P đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của con, cháu khi thấy ông ngã mà không đỡ ông dậy.

Câu 4. Đối với những truyền thống tốt đẹp của quê hương dân tộc, gia đình có vai trò nào sau đây?

A. Bảo tồn, lưu giữ.

B. Giữ gìn, phát huy.

C. Bài trừ, gạt bỏ.

D. Nâng cấp, đầu tư.

Đáp án: B

Giải thích: Đối với xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương dân tộc.

Câu 5. Trong gia đình không tồn tại quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ xã hội.

B. Quan hệ hôn nhân.

C. Quan hệ huyết thống.

D. Quan hệ nuôi dưỡng.

Đáp án: A

Giải thích: Trong gia đình không tồn tại quan hệ xã hội, mà gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.

Câu 6. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của

A. làng xã.

B. cộng đồng.

C. pháp luật.

D. hương ước.

Đáp án: C

Giải thích: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

Câu 7. Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ

A. khác nhau.

B. ngang nhau.

C. chồng hơn vợ.

D. tùy vào hoàn cảnh.

Đáp án: B

Giải thích: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (trích) Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.

Câu 8. Phương án nào sau đây trái với quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già.

B. Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ.

C. P thường dành thời gian phụ giúp bố mẹ việc nhà.

D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu như nhau.

Đáp án: B

Giải thích: Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ trái với quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình.

Câu 9. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình

A. hiện đại, văn hóa.

B. dân chủ, văn minh.

C. truyền thống, tốt đẹp.

D. hòa thuận, hạnh phúc.

Đáp án: D

Giải thích: Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Câu 10. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Gia đình.

B. Xã hội.

C. Cộng đồng.

D. Tập thể.

Đáp án: A

Giải thích: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

Câu 11. Ông bà không có quyền và nghĩa vụ

A. chăm sóc cháu.

B. giáo dục cháu.

C. trông nom cháu.

D. chăm cháu thay bố mẹ.

Đáp án: D

Giải thích: Ông bà có quyền và nghĩa vụ chăm cháu thay bố mẹ không thuộc quyền và nghĩa vụ của ông bà với con cháu, bởi trước tiên quyền và nghĩa vụ chăm sóc con cái phải thuộc về bố mẹ.

Câu 12. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào đối với con cái?

A. đánh đập, sai bảo.

B. Chỉ trích, điều khiển.

C. Thương yêu, chăm sóc.

D. Phụng dưỡng, hiếu thảo.

Đáp án: C

Giải thích: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con cái:

- Thương yêu con, tôn trọng viên của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Câu 13. Gia đình không mang ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi người?

A. Là mái ấm yêu thương.

B. Là môi trường làm việc hiệu quả.

C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.

D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Đáp án: B

Giải thích: Đối với mỗi người, gia đình chính là mái ấm yêu thương, là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Câu 14. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.

B. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.

C. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/ Ra công báo đáp ít nhiều phận con.

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Đáp án: C

Giải thích: “Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/ Ra công báo đáp ít nhiều phận con” nói về người con hiếu thảo.

Câu 15. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh em như thể chân tay/ rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

C. Cá không ăn muối cá ươn/ con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

D. Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Đáp án: B

Giải thích: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” nói về sự biết ơn.

---------------------------

Trên đây là toàn bộ nội dung Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 12: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm GDCD lớp 7 Kết nối tri thức Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 10:59 12/04
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 10:59 12/04
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 10:59 12/04
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        GDCD 7 Cánh diều

        Xem thêm