Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết GDCD 7 Cánh diều bài 1

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết GDCD 7 bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu, hoàn thành bài tập hiệu quả.

A. Lý thuyết GDCD 7 bài 1

1. Truyền thống yêu quê hương

- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền địa phương được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như:

+ Yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Cần cù, sáng tạo trọng lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo;

+ Các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương.

Truyền thống yêu nước

Truyền thống yêu thương con người

2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

- Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:

+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Các bạn học sinh tham gia quét dọn nghĩa trang liệt sĩ

Các bạn trẻ học hát Xẩm, đưa hát Xẩm trở nên gần gũi hơn với mọi người

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 bài 1

Câu 1. Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Nét đẹp bản địa.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Truyền thống quê hương.

Đáp án: D

Giải thích: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm truyền thống quê hương.

Câu 2. Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ. Tuy nhiên ông S và bà K (là bố mẹ P) lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (xã đội trưởng), với mục đích: nhờ anh M loại bỏ tên của P khỏi danh sách nhập ngũ. Anh M đã kiên quyết từ chối lời đề nghị này. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

A. Anh P.

B. Anh M

C. Ông S và bà K.

D. Anh M và anh P.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này ông S và bà K vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc khi có hành vi chạy chọt để con không tham gia nghĩa vụ công dân của mình.

Câu 3. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

A. quan niệm.

B. định kiến.

C. thời gian.

D. lối sống.

Đáp án: C

Giải thích: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 4. Làm đá mĩ nghệ ở làng Non Nước là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

A. Đà Nẵng.

B. Ninh Bình.

C. Thái Bình.

D. Hưng Yên.

Đáp án: A

Giải thích: Làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân dãy núi Ngũ Hành Sơn. Nơi đây cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km và thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Câu 5. Ông K muốn truyền lại bí quyết làm bánh tráng ngon cho anh T là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển, tuy nhiên bố mẹ của anh T lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh T thể hiện

A. không có ý thức phát huy nghề truyền thống.

B. có ý thức phát huy nghề truyền thống.

C. lối sống theo hướng hiện đại.

D. tầm nhìn xa trông rộng.

Đáp án: A

Giải thích: Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh T thể hiện không có ý thức phát huy nghề truyền thống khi có hành vi ngăn cản con theo nghề truyền thống.

Câu 6. Hát Xoan là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

A. Bắc Giang.

B. Hà Nội.

C. Phú Thọ.

D. Vĩnh Phúc.

Đáp án: C

Giải thích: Hát Xoan là nét đẹp truyền thống của tỉnh Phú Thọ.

Câu 7. Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

A. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.

B. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.

C. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.

D. Đứng xem quá trình đập phá.

Đáp án: A

Giải thích: Trong trường hợp này, em nên báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí, ngăn chặn ngay hành vi sai trái.

Câu 8. Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

A. Hiếu học.

B. Dũng cảm.

C. Cần cù lao động.

D. Tương thân, tương ái.

Đáp án: D

Giải thích: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống tương thân, tương ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Câu 9. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ

A. địa phương này sang địa phương khác.

B. người vùng này sang người vùng khác.

C. đất nước này sang đất nước khác.

D. thế hệ này sang thế hệ khác.

Đáp án: D

Giải thích: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 10. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

A. Chị M thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.

B. Anh P vận động bà con phát triển truyền thống làm nón của quê hương.

C. H luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào H cũng đạt thành tích cao.

D. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông S đạt sản lượng cao.

Đáp án: C

Giải thích: H luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào H cũng đạt thành tích cao là biểu hiện của truyền thống hiếu học.

Câu 11. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Hiếu thảo.

B. Lao động cần cù.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Đáp án: C

Giải thích: Tôn sư trọng đạo là truyền thống thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình.

Câu 12. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.

B. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.

C. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.

D. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ.

Đáp án: D

Giải thích: Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng tạo là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động.

Câu 13. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Cần cù lao động, ích kỉ.

B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.

C. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

D. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.

Đáp án: D

Giải thích: Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo,...

Câu 14. Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người

A. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

B. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

C. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

D. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Đáp án: C

Giải thích: Trường hợp này cho thấy chị T là người biết giữ gìn và phát huy truyền thống làm nước mắm của quê hương.

Câu 15. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Cần cù.

B. Trung thực.

C. Hiếu thảo.

D. Hiếu học.

Đáp án: C

Giải thích: Hiếu thảo là truyền thống thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ.

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết GDCD 7 Cánh diều bài 2

Trên đây là toàn bộ nội dung Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm GDCD lớp 7 Kết nối tri thức Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 19:50 11/04
    • Hai lúa
      Hai lúa

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 19:50 11/04
      • Bông cải nhỏ
        Bông cải nhỏ

        🙀🙀🙀🙀🙀🙀

        Thích Phản hồi 19:50 11/04
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        GDCD 7 Cánh diều

        Xem thêm