Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Hóa học 12 bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Hóa học 12 bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Kiến thức cần nắm

Đặc điểmNiken (Ni)Kẽm (Zn)Chì (Pb)Thiếc (Sn)
Vị trí

Ô số: 28

+ Nhóm: VIII B

+ Chu kì: 4

Ô số: 30

+ Nhóm: II B

+ Chu kì: 4

Ô số: 82

+ Nhóm: IV A

+ Chu kì: 6

Ô số: 50

+ Nhóm: IV A

+ Chu kì: 5

Tính chất vật líNi là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn

+ Zn là kim loại có màu lam nhạt,  khối lượng riêng lớn, giòn ở nhiệt độ thường

+ Zn ở trạng thái rắn và các hợp chất của Zn không độc. Riêng hơi của ZnO rất độc.

+Pb là kim loại có màu trắng hơi xanh,  khối lượng riêng lớn, mềm.

+Pb và các hợp chất của Pb đều rất độc.

+ Sn là kim loại có màu trắng bạc ở điều kiện thường, khối lượng riêng lớn, mềm.

+ Sn có hai dạng thù hình là Sn trắng và Sn xám.

Tính chất hóa học

Ni là kim loại có tính khử yếu hơn sắt,  tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất (không tác dụng với hiđro)

2Ni+O_{2}\overset{500^{0}}{\rightarrow}2NiO\(2Ni+O_{2}\overset{500^{0}}{\rightarrow}2NiO\)

Ni+Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}NiCl_{2}\(Ni+Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}NiCl_{2}\)

Zn là kim loại hoạt động và có tính khử mạnh hơn sắt,  tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất.

Zn +O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}ZnO\(Zn +O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}ZnO\)

Zn +S\overset{t^{0}}{\rightarrow}ZnS\(Zn +S\overset{t^{0}}{\rightarrow}ZnS\)

Pb tác dụng với oxi và lưu huỳnh:

Pb+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2PbO\(Pb+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2PbO\)

Pb+S\overset{t^{0}}{\rightarrow}2PbS\(Pb+S\overset{t^{0}}{\rightarrow}2PbS\)

Sn tác dụng với oxi và axit HCl loãng:

Sn+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}SnO_{2}\(Sn+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}SnO_{2}\)

Sn+2HCl\overset{t^{0}}{\rightarrow}SnCl_{2}+H_{2}\uparrow\(Sn+2HCl\overset{t^{0}}{\rightarrow}SnCl_{2}+H_{2}\uparrow\)

Ứng dụng

+ Luyện kim

+ Mạ sắt để chống gỉ

+ Chất xúc tác

+ Mạ hoặc tráng lên sắt để chống gỉ.

+ ZnO dùng làm thuốc giảm đau

+ Bản cực ắc quy

+ Đầu đạn

+ Vỏ dây cáp

+ Thiết bị bảo vệ khỏi các tia phóng xạ.

+ Phủ lên bề mặt Sắt để chống gỉ.

+ Hợp kim

+ Làm men trong công nghiệp Gốm sứ,

2. Bài tập Niken, kẽm, chì, thiếc - Cơ bản

Bài 1: Trong hỗn hợp X gồm Fe2O3; ZnO; Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư thu được lượng kết tủa gồm:

Hướng dẫn:

X + HCl vẫn có kim loại dư ⇒ đó là Cu

⇒ Xảy ra phản ứng: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+ (Fe3+ hết)

⇒ Y gồm: Fe2+; Zn2+; Cu2+

Y + NaOH dư thì Zn(OH)2 tan ⇒ kết tủa gồm: Fe(OH)2; Cu(OH)2

Bài 2: Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+. Sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa hai ion kim loại. Cho biết a > \frac{d}{2}\(a > \frac{d}{2}\). Tìm điều kiện của b theo a, c, d để được kết quả này?

Hướng dẫn:

Cặp phản ứng với nhau trước hết là Mg và Ag+, do đó chắc chắn tồn tại ion Mg2+. Nếu ion còn lại là Cu2+ mâu thuẫn do Zn vẫn dư thì Cu2+ phải hết.

⇒ Hai ion trong dung dịch là Mg2+ và Zn2+. Phản ứng xảy ra tới khi hết Ag+; Cu2+.

⇒ Riêng Mg sẽ bị dư Ag+, Cu2+… 2a < 2c + d.

Cả Mg và Zn phản ứng sẽ dư kim loại: 2a + 2b ≥ 2c + d ⇒ b ≥ c – a + \frac{d}{2}\(\frac{d}{2}\)

Bài 3: Cho m g hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Zn; Cr; Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dụng dịch Y thu được 8,98 g muối khan. Nếu cho m g hỗn hợp X tác dụng với O2 dư thì tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 đktc phản ứng là

Hướng dẫn:

Đặt số mol mỗi chất trong X là x mol.

⇒ X + HCl loãng nóng ⇒ tạo tất cả các muối hóa trị II: ZnCl2; CrCl2; SnCl2.

⇒ 8,98 = 449x ⇒  x = 0,02 mol.

Khi phản ứng với Oxi tạo sản phẩm ZnO; Cr2O3; SnO2.

Bảo toàn oxi ⇒ nO2 = 0,5x + 0,75x + x = 0,045 mol

⇒ VO2 = 1,008 lít

3. Bài tập Niken, kẽm, chì, thiếc - Nâng cao

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm Sn và một kim loại R (có hóa trị không đổi) trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 36,27 gam muối. Mặt khác, để đốt cháy cũng m gam hỗn hợp E cần vừa đủ 3,696 lít O2 (đktc). Kim loại R là:

Hướng dẫn:

Gọi hóa trị của R là n và số mol Sn và R lần lượt là a và b mol

+/ Khi phản ứng với HCl:
        Sn + HCl → SnCl2 + H2
         R + nHCl → RCln + 0,5nH2
+/ Khi đốt trong oxi:

Sn + O2 → SnO2

2R + 0,5nO2 → R2On

⇒ Ta có: nH2 = a + 0,5nb = 0,225 mol

Và nO2 = a + 0,25nb = 0,165 mol

⇒ a = 0,105 mol; nb = 0,24 mol

Có mmuối = 0,105 \times 190 + \frac{0,24}{n}\times (R + 35,5n) = 36,27\(= 0,105 \times 190 + \frac{0,24}{n}\times (R + 35,5n) = 36,27\)
⇒ R = 32,5n
⇒ Cặp n = 2; R = 65 (Zn) thỏa mãn

--------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Hóa học 12 bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn: Toán 12, Vật lý 12, Giải bài tập Toán 12, Giải bài tập Hóa 12,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 30/12/22
    • Song Tử
      Song Tử

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 30/12/22
      • Khang Anh
        Khang Anh

        🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 30/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Hóa 12

        Xem thêm