Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Hóa học 12 bài 34: Crom và hợp chất của Crom

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Hóa học 12 bài 34: Crom và hợp chất của Crom được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Crom

a. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar]3d54s1.

Ô 24, nhóm VIB, chu kì 4.

b. Tính chất vật lí

Crom là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn (d = 7,2g/cm3), t0nc = 1890oC

Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.

c. Tính chất hóa học

Trong các hợp chất crom có số oxi hóa từ +1 → +6 (hay gặp +2, +3 và +6).

Tác dụng với Phi kim:

2Cr+3O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2Cr_{2}O_{3}\(2Cr+3O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2Cr_{2}O_{3}\)

2Cr+3Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2CrCl_{3}\(2Cr+3Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2CrCl_{3}\)

2Cr+3S\overset{t^{0}}{\rightarrow}Cr_{2}S_{3}\(2Cr+3S\overset{t^{0}}{\rightarrow}Cr_{2}S_{3}\)

Tác dụng với nước:

Cr bền với nước và không khí do có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ ⇒ Mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng Cr để chế tạo thép không gỉ.

Tác dụng với Axit:

Cr{\rm{ }} + {\rm{ }}2HCl{\rm{ }} \to {\rm{ }}CrC{l_2} + {\rm{ }}{H_2} \uparrow\(Cr{\rm{ }} + {\rm{ }}2HCl{\rm{ }} \to {\rm{ }}CrC{l_2} + {\rm{ }}{H_2} \uparrow\)

Cr{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}S{O_4} \to {\rm{ }}CrS{O_4} + {\rm{ }}{H_2} \uparrow\(Cr{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}S{O_4} \to {\rm{ }}CrS{O_4} + {\rm{ }}{H_2} \uparrow\)

Chú ý: Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội.

2. Hợp chất của Crom

a. Hợp chất Crom (III)

Đặc điểmCrom (III) oxit – Cr2O3

Crom (III) hiđroxit – Cr(OH)3

Tính chất vật lí

Cr2O3 là chất rắn, màu lục thẩm, không tan trong nước.

Cr(OH)3 là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước.
Tính chất hóa học

Cr2O3 là oxit lưỡng tính:

Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O

Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2

Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính:

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

Cr(OH)3+ 3HCl → CrCl3 + 3H2O

Tính khử và tính oxi hóa:

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

b. Hợp chất Crom (VI)

Đặc điểmCrom (VI) oxit – CrO3Muối crom (VI)
Tính chất vật líCrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.

- Là những hợp chất bền.

+ Na2CrO4 và K2CrO4 có màu vàng (màu của ion CrO42-)

+ Na2Cr2O7 và K2Cr2O7 có màu da cam (màu của ion Cr2O72-)

Tính chất hóa học

Là một oxit axit:

CrO3 + H2O  → H2CrO4 (axit cromic)

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (axit đicromic)

Có tính oxi hóa mạnh:

Một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh:

\begin{array}{l} {K_2}C{r_2}{O_7} + 6FeS{O_4} + 7{H_2}S{O_4} \to \\ {\rm{ }}3Fe{(S{O_4})_3} + C{r_2}{(S{O_4})_3} + {K_2}S{O_4} + 7{H_2}O \end{array}\(\begin{array}{l} {K_2}C{r_2}{O_7} + 6FeS{O_4} + 7{H_2}S{O_4} \to \\ {\rm{ }}3Fe{(S{O_4})_3} + C{r_2}{(S{O_4})_3} + {K_2}S{O_4} + 7{H_2}O \end{array}\)

Trong dung dịch của ion CrO42- luôn có cả ion Cr2O72-ở trạng thái cân bằng với nhau:

Cr_{2}O_{7}^{2-}+H_{2}O\Leftrightarrow 2CrO_{4}^{2-}+2H^{+}\(Cr_{2}O_{7}^{2-}+H_{2}O\Leftrightarrow 2CrO_{4}^{2-}+2H^{+}\)

3. Bài tập Crom và hợp chất của Crom - Cơ bản

Bài 1: Cho sơ đồ phản ứng:

Cr\overset{Cl_{2}, du}{\rightarrow}  X \overset{+KOH,+Cl_{2}}{\rightarrow} Y\(Cr\overset{Cl_{2}, du}{\rightarrow}  X \overset{+KOH,+Cl_{2}}{\rightarrow} Y\)

Biết Y là hợp chất của crom. Hai chất X và Y lần lượt là

Hướng dẫn:

Cr + Cl_2\rightarrow CrCl_3(X)\(Cr + Cl_2\rightarrow CrCl_3(X)\)

CrCl_3 + Zn\overset{H^+}{\rightarrow}CrCl_2+ZnCl_2\(CrCl_3 + Zn\overset{H^+}{\rightarrow}CrCl_2+ZnCl_2\)

CrCl_3 + KOH + Cl_2 \rightarrow K_2CrO_4 (Y) + KCl + H_2O\(CrCl_3 + KOH + Cl_2 \rightarrow K_2CrO_4 (Y) + KCl + H_2O\)

Bài 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

{K_2}C{r_2}{O_7}\overset{FeSO_{4}+H_{2}SO_{4}}{\rightarrow}X\overset{NaOH(d-)}{\rightarrow}Y\overset{Br_{2}+NaOH}{\rightarrow}Z\({K_2}C{r_2}{O_7}\overset{FeSO_{4}+H_{2}SO_{4}}{\rightarrow}X\overset{NaOH(d-)}{\rightarrow}Y\overset{Br_{2}+NaOH}{\rightarrow}Z\)

Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là

Hướng dẫn:

- Các phản ứng xảy ra là:

FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 →  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 (X) + H2O

Cr2(SO4)3 + NaOH dư→ NaCrO2 (Y) + Na2SO4 + H2O

NaCrO2 + Br+ NaOH → Na2CrO4 (Z) + NaBr + H2O

--------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Hóa học 12 bài 34: Crom và hợp chất của Crom, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn: Toán 12, Vật lý 12, Giải bài tập Toán 12, Giải bài tập Hóa 12,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 30/12/22
    • Gấu Bông
      Gấu Bông

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 30/12/22
      • Biết Tuốt
        Biết Tuốt

        😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 30/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Hóa 12

        Xem thêm