Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức bài 19

Lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

A. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19

1. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam

- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chính thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.

- Trong đó:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

a) Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.

- Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng.

- Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động.

- Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như:

+ Lãnh đạo bằng chủ trương nghị quyết:

+ Lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng;

+ Lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ

+ Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát.

Đoàn Chủ tịch biểu quyết thông qua Chương trình làm việc của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.

b) Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

- Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân.

+ Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.

+ Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

Ngày hội của toàn dân bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

c) Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Tập trung dân chủ là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

- Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

d) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

- Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Trong quá trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam

a) Tính nhất nguyên chính trị

- Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.

b) Tính thống nhất

- Hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống mang tính thống nhất.

- Tính thống nhất được thể hiện trên nhiều phương diện của hệ thống chính trị như:

+ Thống nhất về tổ chức lãnh đạo

+ Thống nhất về mục tiêu chính trị

+ Thống nhất về nguyên tắc tổ chức và hoạt động,...

c) Tính nhân dân

- Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện tính nhân dân sâu sắc.

- Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

B. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 bài 19

Câu 1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện qua nội dung nào sau đây?

A. Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước.

B. Nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.

C. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

Câu 2. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên là nội dung thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Tập trung dân chủ là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

Câu 3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam mang những tính chất nào?

A. Tính nhất nguyên chính trị.

B. Tính thống nhất.

C. Tính nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam mang những tính chất:

- Tính nhất nguyên chính trị

- Tính thống nhất

- Tính nhân dân

Câu 4. Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tính nhất nguyên chính trị.

B. Tính thống nhất.

C. Tính nhân dân.

D. Tính quy phạm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tính nhất nguyên chính trị được hiểu là hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.

Câu 5. Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện đặc điểm nào sâu sắc nhất?

A. Tính nhất nguyên chính trị.

B. Tính thống nhất.

C. Tính nhân dân.

D. Tính đa nguyên chính trị.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện tính nhân dân sâu sắc. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Câu 6. Hệ thống chính trị Việt Nam có chung một mục đích là gì?

A. đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị.

B. đại diện cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc.

C. đại diện cho quyền lợi của một tổ chức.

D. đại diện cho quyền lợi của một giai cấp.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều bộ phận cấu thành nhưng đều có chung một mục đích là duy trì và đại diện cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc.

Câu 7. Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những thành phần chính nào?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm:

- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí lực của nhân dân, thay mặt nhân chịu trách nhiệm trước nhân dân đề quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

Câu 8. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang đặc điểm gì?

A. Là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân.

B. Thay mặt nhân dân quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

C. Chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chỉ và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

Câu 9. Cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được gọi là gì?

A. Quốc hội.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Chính phủ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

B. Nguyên tắc tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

C. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Cả A và B đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hệ thống chính trị Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức bài 20

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Kinh tế & Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Kinh tế & Pháp luật lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gà Bông
    Gà Bông

    😆😆😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 11:19 05/02
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 11:19 05/02
      • Bánh Quy
        Bánh Quy

        🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

        Thích Phản hồi 11:19 05/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức

        Xem thêm