Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức bài 3

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 bài 3: Thị trường có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả

A. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 bài 3

1. Khái niệm thị trường

- Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá.

- Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

- Các yếu tố cấu thành thị trường gồm:

+ Người mua - người bán

+ Hàng hóa - tiền tệ

+ Quan hệ mua – bán

+ Giá cả - giá trị

+ Cung - cầu hàng hóa.

Mua bán hàng hóa tại siêu thị

2. Các loại thị trường

- Theo đối tượng giao dịch, mua bán, có thị trường các loại hàng hóa và dịch vụ như: thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ,...

- Theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch, có thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ,...

- Theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch, có thị trường trong nước và thị trường quốc tế,...

- Theo tính chất và cơ chế vận hành có: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo,...

3. Các chức năng cơ bản của thị trường

- Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:

+ Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.

+ Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hóa,...

Định giá nhà đất

+ Chức năng điều tiết, kích thích: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

B. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 bài 3

Câu 1. Phương án nào sau đây là một trong những yếu tố cấu thành thị trường?

A. Giá cả – giá trị.

B. Người sản xuất.

C. Người tiêu dùng.

D. Nhà nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Giá cả – giá trị là một trong những yếu tố cấu thành thị trường.

Các yếu tố cấu thành thị trường bao gồm: người mua – người bán, hàng hoá – tiền tệ, quan hệ mua – bán, giá cả – giá trị, cung - cầu hàng hoá,...

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề thị trường?

A. Thị trường là nơi con người sản xuất hàng hàng hóa.

B. Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá.

C. Giá cả – giá trị không thuộc những yếu tố cấu thành thị trường.

D. Chỉ người sản xuất mới tham gia vào quá trình mua bán hàng hóa.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá là nhận định đúng.

Câu 3. Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của

A. kinh tế hàng hóa.

B. kinh tế tự cấp tự túc.

C. kinh tế bộ lạc.

D. kinh tế thời nguyên thủy.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Câu 4. Thị trường ra đời từ khi nào sau đây?

A. Kinh tế tự cấp tự túc ra đời.

B. Khi con người tạo ra công cụ lao động.

C. Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời.

D. Khi con người ra đời.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Thị trường ra đời từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời.

Câu 5. Việt Nam đang phát triển dưới mô hình kinh tế nào sau đây?

A. Kinh tế chỉ huy.

B. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Kinh tế hỗn hợp.

D. Kinh tế thị trường tự do.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Việt Nam đang phát triển dưới mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là

A. thị trường.

B. doanh nghiệp.

C. bất động sản.

D. kinh tế.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là thị trường.

Câu 7. Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán

A. vật phẩm.

B. sản phẩm nông nghiệp.

C. hàng hoá.

D. lương thực.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá.

Câu 8. Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là nội dung khái niệm thị trường theo nghĩa nào sau đây?

A. Nghĩa rộng.

B. Nghĩa hẹp.

C. Nghĩa chủ quan.

D. Nghĩa khách quan.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Câu 9. Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá là nội dung khái niệm thị trường theo nghĩa nào sau đây?

A. Nghĩa rộng.

B. Nghĩa hẹp.

C. Nghĩa chủ quan.

D. Nghĩa khách quan.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá.

Câu 10. Các yếu tố cấu thành thị trường không bao gồm

A. người mua – người bán.

B. hàng hoá – tiền tệ.

C. quan hệ mua – bán.

D. hàng hóa – người bán.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Các yếu tố cấu thành thị trường bao gồm: người mua – người bán, hàng hoá – tiền tệ, quan hệ mua – bán, giá cả – giá trị, cung - cầu hàng hoá,...

Câu 11. Thị trường có bao nhiêu chức năng cơ bản?

A. Hai chức năng.

B. Ba chức năng.

C. Bốn chức năng.

D. Năm chức năng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:

- Chức năng thừa nhận.

- Chức năng thông tin.

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

Câu 12. Phương án nào sau đây không thuộc một trong những chức năng của thị trường?

A. Chức năng thừa nhận.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

D. Chức năng điều khiển.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Chức năng điều khiển không thuộc một trong những chức năng của thị trường.

Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:

- Chức năng thừa nhận.

- Chức năng thông tin.

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

Câu 13. Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào là nội dung thể hiện chức năng nào của thị trường?

A. Chức năng thừa nhận.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết.

D. Chức năng kích thích.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và

lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.

Câu 14. Do nhu cầu khẩu trang ngày càng cao vì dịch bệnh covid diễn biến phức tạp trong khi cung ứng không kịp đáp ứng nên giá khẩu trang trên thị trường ngày càng tăng, giao động từ 60 000 đến 100 000 đồng một hộp. Trong thông tin trên, chức năng nào của thị trường đã được thực hiện?

A. Chức năng thừa nhận.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết.

D. Chức năng kích thích.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Trong thông tin trên, chức năng thừa nhận của thị trường đã được thừa nhận, thể hiện ở giá cả của hàng hóa.

Câu 15. Địa điểm nào sau đây không thuộc cơ sở của thị trường?

A. Chợ.

B. Siêu thị.

C. Cửa hàng.

D. Lớp học.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Lớp học không thuộc cơ sở của thị trường, vì nó không diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán.

Câu 16. Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì?

A. Thị trường.

B. Cơ chế thị trường.

C. Kinh tế.

D. Hoạt động mua bán.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Câu 17. Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,..thuộc loại thị trường nào?

A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.

B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.

C. Thị trường theo chức năng.

D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,..thuộc loại thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.

Câu 18. Thị trường có những chức năng cơ bản nào?

A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế

B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận

C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích/hạn chế

D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:

- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.

- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hoá,...

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

Câu 19. Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường?

A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.

B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.

C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.

D. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Các quan hệ của thị trường bao gồm: hàng hóa - tiền tệ, cung - cầu và mua - bán. Vì vậy hoạt động mua - bán có quan hệ mật thiết với thị trường.

Vậy đáp án D là nhận định sai khi nói về thị trường.

Câu 20. Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào?

A. Thị trường nước ngoài.

B. Thị trường trong nước.

C. Thị trường trong nước và nước ngoài.

D. Thị trường một số vùng miền trong nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

- Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường là:

+ Thị trường trong nước.

+ Thị trường thế giới.

- Hiện nay các chủ thể của thị trường cà phê ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê sử dụng sàn giao dịch điện tử để kết nối với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức bài 4

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 bài 3: Thị trường sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Kinh tế & Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Kinh tế & Pháp luật lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😊😊😊😊😊😊

    Thích Phản hồi 12:09 04/02
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 12:09 04/02
      • Bi
        Bi

        ✌✌✌✌✌✌✌

        Thích Phản hồi 12:09 04/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức

        Xem thêm