Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức bài 22

Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả

A. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 bài 22

1. Tòa án nhân dân

a) Chức năng của Tòa án nhân dân

- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Tòa án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Đồng thời, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

- Tòa án nhân dân được tổ chức thành:

+ Tòa án nhân dân tối cao;

+ Tòa án nhân dân cấp cao;

+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Tòa án quân sự.

- Mỗi tòa án có một cơ cấu tổ chức riêng được quy định trong luật và được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

- Tòa án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2. Viện kiểm sát nhân dân

a) Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

Chức năng thực hành quyền công tố

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

- Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:

+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);

+ Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội;

+ Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm).

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

- Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

+ Viện kiểm sát quân sự

- Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.

- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

B. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 bài 22

Câu 1. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

B. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

C. Viện kiểm sát quân sự.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự.

Câu 2. Tất cả các Viện kiểm sát do ai lãnh đạo?

A. Chủ tịch nước.

B. Viện trưởng.

C. Quốc hội.

D. Chính phủ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo. Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 3. Cơ cấu Tòa án quân sự bao gồm những cơ quan nào?

A. Tòa án quân sự trung ương.

B. Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

C. Tòa án quân sự khu vực.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cơ cấu Tòa án quân sự gồm: Tòa án quân sự trung ương => Tòa án quân sự quân khu và tương đương => Tòa án quân sự khu vực.

Câu 4. Viện kiểm sát nhân dân có mấy chức năng chính?

A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng chính là:

- Chức năng thực hành quyền công tố

- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

Câu 5. Tòa án nhân dân được tổ chức ở cấp nào?

A. được tổ chức ở bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp xã

B. được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh

C. được tổ chức ở ba cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện

D. được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Tòa án nhân dân được tổ chức ở ở ba cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Câu 6. Từ ngày 1-10-2020 đến ngày 30-9-2021, các Tòa án của nước ta đã xét xử được nhiều vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Điều này thể hiện vai trò gì của Tòa án nhân dân?

A. Thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

C. Góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốC.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nội dung trên thể hiện vai trò của Tòa án nhân dân trong việc thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Câu 7. Cơ quan nào của nước ta thực hiện quyền tư pháp?

A. Quốc hội.

B. Tòa án nhân dân.

C. Chính phủ.

D. Ủy ban nhân dân.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đặc điểm hoạt động của Tòa án nhân dân?

A. Tòa án nhân dân xét xử công khai.

B. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

C. Tòa án nhân dân có thể xét xử kín khi cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc

D. Tòa án nhân dân xét xử theo ý kiến của nhân dân.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hoạt động của tòa án:

- Tòa án nhân dân xét xử công khai.

- Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Câu 9. Nội dung nào thể hiện đặc điểm hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân?

A. Khởi tố bị can.

B. Truy tố bị can ra trước Tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.

C. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát bao gồm:

+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tổ phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);

+ Truy tố bị can ra trước Tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội;

+ Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc khẳng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm).

Câu 10. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là gì?

A. Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.

B. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

C. Tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết các vụ án.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát:

+ Là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.

+ Chức năng này được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết các vụ án; thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức bài 23

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Kinh tế & Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Kinh tế & Pháp luật lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Milky Nugget
    Milky Nugget

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 18:12 05/02
    • Bánh Tét
      Bánh Tét

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 18:12 05/02
      • Xucxich14
        Xucxich14

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 18:12 05/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức

        Xem thêm