Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mô hình chi phí cực tiểu

VnDoc xin giới thiệu bài Mô hình chi phí cực tiểu được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Chi phí của dự án

Như đã chỉ ra một dự án hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch sẽ hiệu quả hơn nếu tổng chi phí thực hiện dự án cũng đúng bằng chi phí dự toán. Tổng chi phí của dự án bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và những khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nhân công sản xuất, chi phí nguyên vật liệu và những khoản chi phí khác trực tiếp liên quan đến công việc dự án. Chi phí gián tiếp gồm chi phí quản lý, khấu hao thiết bị văn phòng, những khoản chi phí cố định và biến đổi khác mà có thể giảm được nếu thời gian thực hiện dự án rút ngắn. Thời gian thực hiện dự án càng rút ngắn, chi phí gián tiếp càng ít. Khoản tiền phạt có thể phát sinh nếu dự án kéo dài quá ngày kết thúc xác định. Ngược lại, trong một số trường hợp, nhà thầu sẽ được thưởng do hoàn thành trước thời hạn. Thường hay phạt đều phải ghi trong hợp đồng. Tóm lại, để thực hiện mục tiêu của quản lý dự án, người ta có thể đẩy nhanh tiến trình thực hiện một số công việc nhằm rút ngắn tổng thời gian thực hiện dự án.

Giữa các khoản chi phí trực tiếp, gián tiếp và thời gian thực hiện công việc có liên quan mật thiết với nhau. Thực tiễn quản lý cho thấy, luôn có hiện tượng đánh đổi giữa thời gian và chi phí. Nếu tăng cường làm thêm giờ, tăng thêm số lượng lao động và máy móc thiết bị thì tiến độ thực hiện các công việc dự án có thể được đẩy nhanh hay rút ngắn. Tuy nhiên, tăng thêm nguồn lực làm tăng chi phí trực tiếp. Ngược lại, đẩy nhanh tiến độ dự án làm giảm những khoản chi gián tiếp và đôi khi cả những khoản tiền phạt nếu không thực hiện đúng tiến độ hợp đồng. Tiết kiệm khoản chi phí gián tiếp, tránh được khoản tiền phạt và trong một số trường hợp lại có thể được thưởng do hoàn thành dự án vượt thời gian là những khoản thu rất có ý nghĩa. Nếu khoản thu này vượt xa khoản chi phí trực tiếp tăng thêm thì việc đẩy nhanh tiến độ dự án là việc làm có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả các công việc được đẩy nhanh đều đem lại kết quả mong muốn.

2. Phương pháp thực hiện kế hoạch chi phí cực tiểu

Trong quá trình lập dự án có thể xây dựng hai phương án: phương án bình thường và phương án đẩy nhanh. Phương án bình thường là phương án dự tính mức chi phí cho các công việc dự án ở mức bình thường và thời gian thực hiện dự án tương đối dài. Phương án đẩy nhanh là phương án có thời gian thực hiện dự án ngắn và do đó cần chi phí nhiều hơn.

Trên cơ sở hai phương án này các nhà quản lý dự án xây dựng các phương án điều chỉnh. Phương án điều chỉnh là phương án hợp lý hơn, có chi phí thấp hơn phương án đẩy nhanh và thời gian có thể rút ngắn hơn phương án bình thường. Một trong những phương án điều chỉnh được nhiều nhà quản lý quan tâm là phương án hay kế hoạch chi phí cực tiểu.

Kế hoạch chi phí cực tiểu là phương pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện những công việc lựa chọn, sao cho chi phí tăng thêm cực tiểu, do đó, giảm tổng chi phí vì rút ngắn hợp lý độ dài thời gian thực hiện dự án.

Trước khi nghiên cứu kế hoạch chi phí cực tiểu, cần thống nhất một số khái niệm sau đây:

- Thời gian bình thường thực hiện một công việc: Là thời gian hoàn thành công việc trong những điều kiện bình thường, không có những thay đổi đột biến về thiết bị, lao động, các nhân tố bên ngoài...

- Chi phí bình thường của một công việc: Là chi phí cho một công việc nào đó được thực hiện trong điều kiện bình thường.

- Thời gian đẩy nhanh: Là thời gian thực hiện một công việc trong điều kiện đã được rút ngắn đến mức cho phép hợp lý trong điều kiện kỹ thuật, trình độ lao động và các nhân tố khác hiện tại.

- Chi phí đẩy nhanh của một công việc: Là chi phí thực hiện công việc gắn với thời gian đẩy nhanh, là mức chi phí được xem là cao nhất khi thời gian thực hiện công việc đó không thể rút ngắn thêm trong điều kiện hiện tại.

- Giả định về chi phí: Trong phân tích chi phí, chúng ta giả định chi phí trực tiếp thực hiện một công việc nào đó tăng lên khi thời gian thực hiện công việc được rút ngắn.

3. Các bước thực hiện kế hoạch chi phí cực tiểu

Bước 1. Vẽ sơ đồ mạng và tìm đường găng cho phương án (chương trình) bình thường.

Bước 2. Tính tổng chi phí của phương án bình thường.

Bước 3. Chọn trên đường găng những công việc mà khi đẩy nhanh tiến độ thực hiện làm tăng chi phí thấp nhất. Giảm tối đa thời gian thực hiện công việc này.

Bước 4. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc trên đường găng cho đến khi mục tiêu đạt được hoặc không thể giảm thêm được nữa. Cuối cùng thiết lập được một phương án điều chỉnh có chi phí tăng cực tiểu và thời gian rút ngắn so với phương án bình thường.

Bước 5. Xác định thời gian thực hiện và tổng chi phí của phương án điều chỉnh (kế hoạch chi phí cực tiểu).

Mô hình này nhằm phân bổ nguồn lực thực hiện dự án trong điều kiện hạn chế. Khi nhu cầu nguồn lực đòi hỏi để thực hiện dự án vượt quá khả năng huy động có thể, đặt ra vấn đề phải phân bổ nguồn lực theo hướng giảm nhẹ hơn, và do vậy có thể sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Theo mô hình này, từ phương án bình thường có thời hạn hoàn thành dài nhưng chi phí thấp, có thể rút ngắn thời hạn thực hiện các công việc găng bằng cách bổ sung chi phí. Do đó, thời gian thực hiện giảm nhưng tổng chi phí lại tăng.

Do có sự phụ thuộc (giả thiết là tuyến tính) giữa việc giảm giá thành (chi phí biên của mỗi công việc) với việc kéo dài thời gian thực hiện từng công việc và đường găng. Nên để giảm chi phí trực tiếp của phương án đẩy nhanh, bạn có thể tác động đến thời gian dự trữ của công việc không găng, vì việc chậm trễ thực hiện các công việc này không làm ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian hoàn thành dự án.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Mô hình chi phí cực tiểu về đặc điểm của chi phí của dự án, phương pháp thực hiện kế hoạch chi phí cực tiểu và các bước thực hiện kế hoạch chi phí cực tiểu...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Mô hình chi phí cực tiểu. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm