Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mô hình tổ chức dạng ma trận

Chúng tôi xin giới thiệu bài Mô hình tổ chức dạng ma trận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Đặc điểm của mô hình

Cơ cấu tổ chức dạng ma trận là một cơ cấu tổ chức lai ghép trong đó cơ cấu quản lý theo chiều ngang của dự án được, lồng ghép vào cơ cấu tổ chức theo chiều dọc của công ty. Trong cơ cấu tổ chức dạng ma trận thường có hai hệ thống chỉ huy, một hệ thống chỉ huy theo kênh chức năng và một hệ thống theo kênh dự án. Thay vì phân bổ từng phần công việc dự án cho các bộ phận chức năng để tạo ra các nhóm tự quản, các thành viên tham gia dự án báo cáo kết quả công việc đồng thời cho trưởng phòng ban chức năng và nhà quản lý dự án.

Các công ty áp dụng cơ cấu tổ chức dự án dạng ma trận theo nhiều cách thức khác nhau. Có công ty áp dụng cơ cấu tổ chức dạng ma trận một cách tạm thời để thực hiện các dự án cụ thể, có công ty lại áp dụng cơ cấu tổ chức dạng ma trận như một cách thức tổ chức chính của công ty. Chúng ta hãy xem xét việc áp dụng cơ cấu tổ chức dự án ma trận để hiểu đặc điểm của cơ cấu tổ chức này kỹ hơn.

2. Ưu điểm của mô hình

Hiệu quả trong sử dụng nguồn lực: Các nguồn lực được chia sẻ cho nhiều dự án cũng như trong nội bộ phòng ban chức năng. Cán bộ phòng ban chuyên môn có thể phân chia thời gian làm việc cho nhiều dự án khi có yêu cầu. Điều này hạn chế sự lãng phí nguồn lực so với cơ cấu tổ chức dự án chuyên trách.

Chú trọng đến các hoạt động dự án hơn: Chú trọng hơn đến các hoạt động dự án do có nhà quản lý dự án chuyên trách có trách nhiệm điều phối và phối hợp hoạt động của các bộ phận chức năng. Điều này tạo ra một cách thức tổng thể giải quyết các vấn đề của dự án mà thường không có được trong cơ cấu chức năng.

Dễ dàng phân công nhiệm vụ mới hậu dự án: Do cơ cấu dự án được lồng ghép với cơ cấu chức năng cho nên các chuyên gia vẫn duy trì được mối liên hệ với đơn vị công tác của mình cho nên thuận tiện cho việc phân công nhiệm vụ sau khi dự án kết thúc.

Linh hoạt trong phân công nhiệm vụ: Cơ cấu ma trận cho phép linh hoạt trong việc sử dụng nguồn lực và cán bộ chuyên môn trong công ty. Trong một số trường hợp các phòng chức năng phân công cán bộ đến làm việc dưới sự quản lý trực tiếp của nhà quản lý dự án, trong một số trường hợp khác cán bộ phòng ban làm việc cho dự án dưới sự quản lý của trưởng bộ phận.

Giống mô hình chức năng, các tài năng chuyên môn được phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau, sử dụng nhân viên linh hoạt, chuyên môn hóa. Nhân viên của bộ phận chức năng có thể phục vụ cho nhiều dự án cùng một lúc. Máy móc trang thiết bị cũng được sử dụng triệt để.

Giống mô hình dự án, mô hình ma trận trao quyền cho trưởng dự án, có kết cấu tổ chức chặt chẽ, có sự phân định giới hạn về quyền lực và chức trách của trưởng dự án, lãnh đạo bộ phận chức năng và thành viên của đội ngũ dự án, do vậy giúp đạt được các mục tiêu dự án.

3. Nhược điểm của mô hình

Bất đồng không cần thiết giữa nhà quản lý dự án và trưởng các bộ phận chức năng - bất đồng thường nảy sinh giữa các yêu cầu chuyên môn phức tạp và tính đặc thù của dự án. Sự bất đồng trong công việc có thể dễ phát triển thành bất đồng mang tính chất cá nhân dẫn đến mâu thuẫn trong cách thức làm việc và trách nhiệm với dự án. Chỉ thông qua đàm phán và thảo luận mới giúp hạn chế những bất đồng và mâu thuẫn phát sinh.

Cạnh tranh nội bộ giữa các nhà quản lý dự án trong huy động nguồn lực: do các nguồn lực, trang thiết bị, nhân lực được chia sẻ giữa nhiều dự án khác nhau cho nên các nhà quản lý dự án thường có xu hướng cạnh tranh với nhau để giành giật những gì được coi là tốt nhất cho dự án của mình.

Căng thẳng và nhiều áp lực đối với cán bộ dự án: Cơ cấu tổ chức ma trận tạo ra hai kênh chỉ huy và mỗi cán bộ dự án có tối thiểu hai nhà quản lý: các nhà quản lý dự án và trưởng bộ phận cho nên chịu nhiều áp lực và căng thẳng trong công việc đặc biệt trong trường hợp làm việc đồng thời cho nhiều dự án.

Công việc thực hiện chậm: do tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án phụ thuộc vào các phòng chức năng, đặc biệt là cơ cấu ma trận cân bằng.

Nếu quyền quyết định trong quản trị dự án không rõ ràng, trái ngược, chồng chéo sẽ ảnh hưởng đến công việc của dự án. Hoặc quyền lực và lực lượng giữa trưởng dự án và lãnh đạo bộ phận chức năng không cân đối sẽ gây ra vấn đề phức tạp cho kết cấu tổ chức dạng ma trận.

Khi xuất hiện một số vấn đề nào đó, đều phải triệu tập nhiều lãnh đạo, nhân viên từ các bộ phận khác nhau để nghiên cứu, thảo luận, đưa ra quyết định, cho dù có lúc chưa chắc trong số đông nhân viên đó ai cũng nắm chắc được vấn đề

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Mô hình tổ chức dạng ma trận về đặc điểm của mô hình, ưu và nhược điểm của mô hình tổ chức dạng ma trận...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Mô hình tổ chức dạng ma trận. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm