Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Bài: Mối quan hệ giữa dân chủ hội chủ nghĩa nhà nước hội chủ nghĩa

Một là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chỉ trong xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, người dân mới có đầy đủ các điều kiện cho việc thực hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn một cách công bằng, bình đẳng những người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước, tham gia một cách trực tiếp hoặc giản tiếp vào hoạt động quản lý của nhà nước, khai thác và phát huy một cách tốt nhất sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước. Với những tính ưu việt của mình, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ kiểm soát một cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước, có thể dễ dàng đưa ra khỏi cơ quan nhà nước những người thực thi công vụ không còn đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hướng đến lợi ích của người dân. Ngược lại, nếu các nguyên tắc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, thì việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ không thực hiện được. Khi đó, quyền lực của nhân dân sẽ bị biến thành quyền lực của một nhóm người, phục vụ cho lợi ích của một nhóm người.

Hai là: Ra đời trên cơ sở nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân. Bằng việc thể chế hóa ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý, phân định một cách rõ ràng quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là công cụ bạo lực để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ. Theo V.I.Lênin, con đường vận động và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa là ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân thực hiện và mở rộng dân chủ, nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thông qua hoạt động quản lý của nhà nước, các nguồn lực xã hội được tập hợp, tổ chức và phát huy hướng đến lợi ích của nhân dân. Ngược lại, nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa đánh mất bản chất của mình sẽ tác động tiêu cực đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, sẽ dễ dẫn tới vệc xâm phạm quyền làm chủ của người dân, dẫn tới chuyên chế, độc tài, thủ tiêu nền dân chủ hoặc dân chủ chỉ còn là hình thức.

Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân. Nó cũng là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ đi ngược lại lợi ích của nhân dân; là thiết chế tổ chức có hiệu quả việc xây dựng xã hội mới; là công cụ hữu hiệu để vai trò lãnh đạo Đảng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện… Chính vì vậy trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Đảng ta xem Nhà nước là “trụ cột”, “một công cụ chủ yếu, vững mạnh” của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

---------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 2.643
Sắp xếp theo

Cao đẳng - Đại học

Xem thêm