Nghị luận về sự cô đơn của các bạn trẻ thiếu tình yêu thương của cha mẹ

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về sự cô đơn của các bạn trẻ thiếu tình yêu thương của cha mẹ được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận về sự cô đơn của các bạn trẻ thiếu tình yêu thương của cha mẹ mẫu 1

Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, sống lang thang trong thành phố, thị trấn về mái ấm tình thương để giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh. Hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đó.

Những năm gần đây, số trẻ em sơ sinh tăng đột biến. Theo bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, hiện cả nước có 87230 trẻ mồ côi. Điều này phản ánh một thực tại xã hội: cha mẹ bỏ con rất nhiều. Xuất phát từ tình thương và lòng nhân ái, nhiều cá nhân, gia đình, tồ chức đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ,sống lang thang trong thành phố, thị trấn về mái ấm tình thương nhằm xoa dịu bớt nỗi đau của các em, đồng thời giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.Vậy chúng ta có suy nghĩ gì về hiện tượng đó?

Tại sao lại có những người nhẫn tâm bỏ rơi con mình đứt ruột sinh ra? Có rất nhiều trường hợp cha mẹ bỏ rơi con xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Cha mẹ li hôn, gia đình quá khó khăn không đủ khả năng nuôi dưỡng, con sinh ra bị tàn tật,… Nhưng dù bất cứ lí do nào đi nữa thì bỏ rơi con mình là một điều không thể chấp nhận. Họ có biết rằng con họ sẽ đau đớn, bi quan thế nào khi biết mình không có cha mẹ hay bị cha mẹ bỏ rơi. Hãy đặt mình vào cương vị đó để hiểu chứ đừng suy nghĩ một chiều chỉ nghĩ cho hạnh phúc của riêng mình. Một nguyên nhân khác đang là mối quan tâm của xã hội là nhiều bà mẹ còn rất trẻ do không được giáo dục về sinh sản và giới tính đã mang thai ngoài ý muốn, hay do lối sống quá buông thả đã đánh mất chính mình. Đến khi mang thai thì vứt bỏ mà chẳng màng tới hậu quả mà đứa con của mình phải gánh chịu. Thậm chí họ còn phá bỏ khi chỉ là một giọt máu. Những hành động như vậy thật là quá dã man, tàn nhẫn. Người xưa có câu: “hổ dữ không ăn thịt con”.

Dù thế nhưng trong xã hội vẫn còn những tấm lòng nhân ái đã cảm nhận được nỗi đau đớn đó nên đã có những hành động thiết thực giúp đỡ các em vươn lên, trở thành công dân có ích. Tiêu biểu như Huỳnh Tiểu Hương - người mẹ của 157 trẻ em mồ côi, bất hạnh bị bỏ rơi. Bốn năm qua, trung tâm nhân đạo Quê Hương của Tiểu Hương đã giúpcho gần 1000 em trưởng thành, có cuộc sống ổn định. Tại sao Hương lại có một tấm lòng bao la đến thế. Có lẽ, Hương là một con người từ nghèo khổ, sống lang thang đường phố vượt lên trở thành một doanh nhân thành đạt. Hiểu được nỗi đau đó mà Hương đã dành toàn bộ tài sản, vốn liếng của mình để cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Hiện nay, những người có tấm lòng như Hương như hạt cát trong sa mạc. Nhưng những tấm lòng đó vẫn được thể hiện qua những hành động nhỏ hơn như ở trường học có rất nhiều cuộc vận động quyên góp sách giáo khoa, tập vở, bút viết cho các em khó khăn được đến trường học tập, hay quyên góp đèn lồng, bánh kẹo cho các em vui chơi trung thu. Hiện nay, chính phủ đã đang và sẽ triển khai những đề án ở 10 tỉnh thành với 3 mô hình được áp dụng. Mỗi tỉnh sẽ chuyển 10 trẻ em mồ côi không nguồn nuôi dưỡng hoặc trẻ tàn tật nặng ở các cơ sở bảo trợ xã hội và chăm sóc tại gia đình, cộng đồng. Các em được hỗ trợ dạy nghề và đồ dùng học tập. Tháng 11 tới đây, bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội bằng nguồn tài trợ 6,8 triệu Euro của EU sẽ bắt đầu thực hiện đề án hỗ trợ trẻ lang thang kiếm sống hồi gia tại 100 xã thuộc 36 huyện nhiều trẻ lang thang nhất toàn quốc. Tất cả những hành động này đã giúp các em phần nào vơi đi nỗi đau của mình và bồi đắp cho những mầm non tương lai của đất nước.

Nghị luận về sự cô đơn của các bạn trẻ thiếu tình yêu thương của cha mẹNhưng những hành động này, làm cho những con người vô tâm càng có thái độ chủ quan, thờ ơ trước những hành động sai trái của mình mà không chút hối hận. Chúng ta cần hiểu rằng những đứa con của chúng ta là vô tội, chúng lúc nào cũng mong muốn mình có được những người cha người mẹ đùm bọc, bảo ban như bao đứa trẻ khác. Chúng dù biết cha mẹ đã bỏ rơi chúng nhưng vẫn muốn được gặp lại họ. Chẳng hạn trường hợp của cậu bé Tý người Nha Trang bị mẹ bỏ rơi trên tàu. Nhưng em vẫn hi vọng rằng đó là do mình bị lạc chứ chẳng có người mẹ nào bỏ con cả. Năm 16 tuổi, em đòi được đi tìm mẹ. Nhưng mẹ nó đã đi biệt xứ và lấy chồng khác. Dù vậy, nó vẫn không chịu tin rằng mẹ nó đã bỏ rơi nó. Không biết người mẹ đó khi biết con mình vẫn yêu thương, vẫn tha thứ cho mình có động lòng hay không. Nhưng suy nghĩ và hành động đó của em đã làm cho nhiều người đã rơi nước mắt.

Không những thế, còn có những con người mất nhân tính, máu lạnh. Họ đã vứt con đi từ khi còn đỏ hỏn, khi chúng được các trung tâm bảo dưỡng nuôi dạy, sau một thời gian chúng khôn lớn, họ quay lại nhận rồi đem bán. Hay cũng có em cha mẹ đến đón về bắt chúng đi ăn xin để nuôi gia đình. Những con người đó phải bị pháp luật trừng trị thật thích đáng để làm gương cho mọi người.

Qua đó, chúng ta cần ý thức rõ hành động của mình. Hãy sống sao cho cuốn đi nỗi đau, bất hạnh mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác, đặc biệt là những đứa trẻ vô tội. Chúng là những mầm nontương lai của đất nước. Đó cũng chính là hành động góp phần xây dựng một xã hội giàu mạnh, văn minh.

Nghị luận về sự cô đơn của các bạn trẻ thiếu tình yêu thương của cha mẹ mẫu 2

“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.

Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”… cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình, chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về sự cô đơn của các bạn trẻ thiếu tình yêu thương của cha mẹ. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Nghị luận về vấn đề thanh niên với thuốc lá

Đánh giá bài viết
2 584
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 9

    Xem thêm