Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội từ câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội từ câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận xã hội từ câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu

Qua bài Vị thiền sư và chú tiểu, em rút ra được một bài học là trong cuộc sống của chúng ta, lòng khoan dung, độ lượng là một trong những đức tính tốt đẹp và cũng chính là tài sản của đời người mà ngày nay trong mỗi chúng ta ai cũng cần thiết phải có. Vì thế câu nói trên là hoàn toàn đúng “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. Vậy chúng ta hiểu “lòng khoan dung” là đức tính như thế nào?

Quả đúng như vậy, lòng khoan dung là sự tha thứ, độ lượng, không khắt khe, có thể tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho mình, không nóng nảy. Vì thế mỗi người trong chúng ta cần phải có lòng khoan dung để xử sự đúng cách trong cuộc sống và quan hệ xã hội.

Tại sao chúng ta phải có “lòng khoan dung”? Vì nó giúp chúng ta cư xử đúng mực trong cuộc sống, cho ta biết phải quan tâm đến người khác, biết độ lượng, tha thứ cho những việc làm sai trái, giúp ta hiểu hơn những cái đúng, cái sai, những gì nên tha thứ. Giống như Bác Hồ, khi thấy các anh bộ đội làm sai điều gì chỉ khuyên nhủ, nhắc nhở chứ không la mắng. Chúng ta thấy đó, lòng khoan dung chính là tài sản lớn nhất mà con người cần phải có.

Biểu hiện của lòng khoan dung là ta cần phải giúp đỡ, quan tâm người khác, đến người làm sai thì biết tha thứ, khuyên dạy điều đúng đắn. khi ta biết khoan dung, ta sẽ được sự tôn trọng của người khác, yêu mến, quí trọng của mọi người xung quanh. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hòa thuận, hạnh phúc cho xã hội và gia đình. Khi thể hiện lòng khoan dung với người khác thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quí giá của con người.

Bên cạnh những điều ca ngợi về lòng khoan dung ta cũng phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai, thờ ơ. Tác hại của những lối sống đó làm cho con người trở nên ganh ghét nhau, có xích mích không thể giải quyết. Con người sẽ không còn sự tôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau. Mà họ chỉ biết hơn thua, đấu đá để chứng tỏ chính mình.

Qua những dẫn chứng trên ta rút ra được lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên độ lượng, cao thượng và giàu có hơn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế “Một sự nhịn, chín sự lành”. Và chúng ta cần rèn luyện nhân cách, phẩm giá, sống là phải biết yêu thương sẻ chia, đồng cảm, biết kiềm chế những cảm xúc nóng giận và học cách yêu thương, vị tha, khoan dung.

Tóm lại, bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất.

Audio Nghị luận xã hội từ câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu

Video Nghị luận xã hội từ câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội từ câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Nhìn nhận và đánh giá của em về vũ khí của em qua văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm