Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm tiểu học

Vai trò và nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học gồm những công việc gì? VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về công việc của giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Hiểu thế nào về giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm là người đảm nhiệm trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và đào tạo học sinh trong một lớp học cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm bao gồm quản lý lớp học, điều hành các hoạt động giáo dục, chăm sóc và quan tâm đến học sinh, liên lạc với phụ huynh, quản lý hồ sơ học sinh, giúp đỡ học sinh phát triển các kỹ năng xã hội và định hướng cho tương lai của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thường được phân công cho một lớp học cụ thể trong trường học và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển của học sinh. Như vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng và cần được phát huy để nền giáo dục quốc gia ngày càng phát triển.

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.

5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.

6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của một giáo viên, giáo viên chủ nhiệm còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;

2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

4. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

5. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

GVCN còn có các nhiệm vụ sau:

1. Giảng dạy, Quản lí học sinh lớp mình phụ trách (có thể cả cấp học)

2. Cố vấn, tổ chức mọi hoạt động cho HS

3. Phối hợp với các lực lượng xã hội tạo không gian, thời gian để giáo dục học sinh

4. Chịu trách nhiệm chính trong đánh giá học sinh, giúp HS tự đánh giá quá trình rèn luyện theo mục tiêu giáo dục, phối hợp, tiếp thu nhận xét, đánh giá của các tổ chức giáo dục, ngoài giáo dục để đánh giá chính xác HS.

5. Thông báo kết quả qua cộng đồng, nơi ở, tổ chức Đội, cơ quan CMHS công tác, dòng họ.

5. Tư vấn cho CMHS nghiệp vụ sư phạm, phổ biến mục tiêu giáo dục học sinh đến tận CMHS.

6. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

7. Rèn luyện kĩ năng cho HS thông qua việc bố trí tự quản, phụ trách các hoạt động.

8. Xây dựng hội CMHS thành lực lượng tham gia trực tiếp vào các hoạt động của lớp chủ nhiệm.

9. Kế hoạch hóa mọi tiềm năng và xã hội vào giáo dục học sinh

10 Phản ánh nguyện vọng của HS lớp chủ nhiệm với những người có trách nhiệm để giải quyết (Hiệu trưởng, TPT Đội, GV khác, GĐ, xã hội.

11. Tư vấn cho HS mọi lĩnh vực (hướng nghiệp, chọn nghề).

Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm có quyền hạn nhất định để đảm bảo được sự quản lý và điều hành lớp học của mình. Sau đây là một số quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm:

  • Được tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường đối với việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
  • Được nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Được hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền khi được cử đi học tập, bồi dưỡng tại các lớp huấn luyện, nghiệp vụ.
  • Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài những quyền nêu trên thì còn có các quyền sau đây:
  • Quyền quyết định các quy định trong lớp học: quyền đưa ra các quy định, nội quy trong lớp học để đảm bảo sự tổ chức và kỷ luật trong lớp.
  • Quyền ra quyết định về hành vi của học sinh: quyền ra quyết định về hành vi của học sinh và áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp nếu cần thiết.
  • Quyền đánh giá và xếp loại học sinh: quyền đánh giá và xếp loại học sinh dựa trên thành tích học tập và hành vi của học sinh trong lớp học.
  • Quyền tổ chức các hoạt động giáo dục: quyền lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, bao gồm cả các buổi học, thí nghiệm, bài kiểm tra, trò chơi và các chương trình giáo dục ngoài giờ học.
  • Quyền liên lạc với phụ huynh: quyền liên lạc với phụ huynh, cập nhật thông tin về tình trạng học tập của học sinh và hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ các em trong quá trình học tập.
  • Quyền tham gia vào quá trình định hướng giáo dục của trường: quyền tham gia vào các quyết định liên quan đến việc định hướng giáo dục của trường, bao gồm cả lộ trình giáo dục, chương trình học và các chính sách liên quan đến việc quản lý và điều hành trường học.
  • Được quyền cho phép học sinh trong lớp mình đang công tác chủ nhiệm được nghỉ học vì lý do sức khỏe, gia đình…nhưng không quá 03 ngày liên tục.
  • Được giảm giờ lên lớp hàng tuần và các quyền khác theo quy định
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm