Nội dung của kế hoạch kinh doanh dịch vụ lữ hành tại một doanh nghiệp

Nội dung của kế hoạch kinh doanh dịch vụ lữ hành tại một doanh nghiệp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn để có thể hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Nội dung của kế hoạch kinh doanh dịch vụ lữ hành tại một doanh nghiệp

Lập kế hoạch kinh doanh gồm các nội dung cơ bản sau:

- Xác định hệ thống các mục tiêu chiến lược của công ty.

- Hoạch định các chính sách lớn, quan trọng.

- Xây dựng chương trình hành động: Tiến hành những gì? Quy mô, mức độ? Địa điểm? Thời gian? Người phụ trách?

- Làm rõ những gì sẵn có và những gì thiếu?

- Dự kiến những khó khăn, trở ngại có thể xảy ra và các biện pháp dự phòng khắc phục.

- Nhân tài, vật lực, trách nhiệm quản lý.

- Xác lập các biện pháp kiểm tra hành chính.

- Kế hoạch dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.

1. Kế hoạch định vị và thâm nhập thị trường

Xác định thị trường hiện tại doanh nghiệp bạn đang có.

Bạn phải nắm chắc thị trường của mình, hiểu rõ khách hàng, những người đang hoặc sẽ sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn cần có một thị trường khách hàng mang lại lợi nhuận cho bạn đủ để bạn đứng vững, phát triển và khai thác những thị trường mới.

Xác định được chỗ còn trống trên thị trường mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được và lấn lướt các đối thủ cạnh tranh.

Định vị có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ (thường thiếu nguồn lực). Hãy tìm một thị trường đủ lớn vừa sức và cho phép bạn phát triển nhưng lại vừa phải để bạn có thể đủ sức để chống chọi với các đối thủ cạnh tranh. Nếu không đủ khả năng “bơi” trong một thị trường đồ sộ thì bạn sẽ bị đối thủ cạnh tranh nhấn chìm.

Hãy xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng. Bạn phải biết khách hàng của bạn cần gì để có thể đáp ứng cho họ một cách hiệu quả.

Lập kế hoạch marketing sẽ giúp bạn xác định, hiểu và thỏa mãn thị trường mục tiêu của bạn.

Bốn phương thức căn bản trong marketing:

- Bán sản phẩm cũ cho khách hàng cũ. Đây là chiến lược ít mạo hiểm nhất.

- Bán hàng mới cho khách hàng cũ.

- Bán hàng cũ cho khách hàng mới.

- Bán hàng mới cho khách hàng mới. Đây là chiến lược mạo hiểm nhất.

2. Kế hoạch quản trị marketing du lịch

* Chính sách cho sản phẩm dịch vụ du lịch

Các sản phẩm và dịch vụ du lịch hầu hết mang tính chung chung và giống nhau giữa các doanh nghiệp.

Nếu các doanh nghiệp có thể tạo cho sản phẩm của mình sự khác biệt thì sẽ thu hút được khách hàng và không cần quảng cáo.

Nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn độc đáo, có điểm gì đó rất đáng chú ý thì hãy tận dụng ưu thế đó.

Khi xây dựng sản phẩm du lịch cần lưu ý các điểm sau:

- Sản phẩm dịch vụ du lịch của bạn như thế nào;

- Sản phẩm và dịch vụ du lịch cho từng đối tượng khách hàng;

- Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại lợi ích gì cho du khách.

- Sản phẩm dịch vụ du lịch mà bạn cung cấp có gì khác biệt so với các doanh nghiệp khác;

- Sản phẩm của bạn mới mẻ, độc đáo nhưng điều gì sẽ làm cho sản phẩm đó khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh;

- Nếu sản phẩm của bạn mới mẻ, độc đáo và khác biệt nhưng vẫn chưa thu hút khách du lịch thì tại sao.

* Chính sách giá cả

Chính sách giá cả căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau:

+ Chi phí sản xuất.

+ Lợi ích sản phẩm cho người tiêu dùng.

+ Tình hình thị trường và giá cả cạnh tranh.

+ Mục tiêu của doanh nghiệp.

- Định giá là mối quan tâm lớn của marketing. Giá cả, chất lượng, dịch vụ và lợi nhuận được gắn chặt với nhau.

Giá cả = sản phẩm + dịch vụ + hình ảnh thương hiệu + phí tổn + lợi nhuận

- Giá cả định trên sản phẩm dịch vụ không nên phản ánh bản thân thứ hàng hóa và dịch vụ đó mà nên phải bao gồm cả những yếu tố vô hình về hình ảnh thương hiệu.

- Bạn phải làm thế nào để khách hàng nhận thức ra được giá trị sản phẩm dịch vụ mà bạn bán và giá cả của chúng.

Doanh nghiệp cần phải đạt được mức giá gồm cả chi phí và lợi nhuận.

Doanh nghiệp hãy xác định rõ mục tiêu định giá của mình:

- Có phải bạn đang cố mua thị phần với giá thấp không?

- Bạn có muốn thu được lợi nhuận tối đa không?

- Bạn muốn doanh nghiệp của mình có khả năng cạnh tranh không?

- Bạn muốn xây dựng và giới thiệu một sản phẩm dịch vụ mới không?

- Hãy chọn một cách tiếp cận về giá linh hoạt.

Chính sách phân phối

Chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch

3. Kế hoạch quản trị nhân sự

- Vấn đề quản trị nhân sự là một trở ngại đối với doanh nghiệp nhỏ.

- Các doanh nghiệp đứng vững hay sụp đổ là dựa vào sức mạnh của nhân sự. Nhân sự tốt có thể giúp cho công việc kinh doanh đang khó khăn tiến triển tốt hơn; nhân sự dở có thể phá hủy cả một doanh nghiệp tốt nhất.

* Có 8 vấn đề cần lưu ý khi lập kế hoạch nhân sự:

- Nhu cầu về nhân sự hiện tại cho doanh nghiệp bạn như thế nào? Trong tương lai gần? Trong 5 năm tới?

- Doanh nghiệp (việc kinh doanh) của bạn cần những kỹ năng gì?

- Người có những kỹ năng đó có sẵn không? Ở đâu?

- Bạn có thuê nhân viên làm việc bán thời gian, cả ngày, hay cộng tác viên?

- Bạn trả lương theo tháng, ngày hay giờ?

- Bạn có trả thêm tiền các khoản phụ cấp hay không?

- Bạn có trả thêm tiền làm ngoài giờ hay không?

- Bạn có phải đào tạo cho nhân viên hay không? Nếu có thì bạn sẽ dùng chi phí đào tạo vào nguồn nào? Thời gian đào tạo, bồi dưỡng, thực địa ra sao?

- Hãy xem xét kỹ công việc đó có thực sự cần thiết phải thuê nhân sự thêm không.

- Chỉ thuê nhân sự khi công việc đó làm tăng lợi nhuận cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nội dung của kế hoạch kinh doanh dịch vụ lữ hành tại một doanh nghiệp về đặc điểm của kế hoạch định vị và thâm nhập thị trường, quản trị marketing du lịch và kế hoạch quản trị nhân sự...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Nội dung của kế hoạch kinh doanh dịch vụ lữ hành tại một doanh nghiệp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu của các ngành học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 803
Sắp xếp theo

Cao đẳng - Đại học

Xem thêm